Lý Trường Chiến
Giám đốc phía Nam www.dantri.com.vn và báo Khuyến học & Dân trí
Giám đốc phía Nam www.dantri.com.vn và báo Khuyến học & Dân trí
Đọc sách: Lợi ích - Vấn đề & Giải Pháp
30 phút đọc / ngày - Tại sao không?
Lời đầu tiên, nhân danh cá nhân và đại diện các đơn vị đã và đang tham gia là thành viên, tôi xin cảm ơn Ban tổ chức đã cho phép tôi trình bày 1 số ý kiến chủ quan của mình về vấn đề tôi hết sức quan tâm và kiên trì hành động để nâng cao hiệu quả “Đọc sách” vì tính quan trọng của nó đối với sự liên tục trưởng thành, hoàn thiện năng lực, nhân cách cho mỗi cá nhân và phát triển vững bền của cộng đồng.
Chúc mừng Ban tổ chức có một không gian mới, đề tài mới, với sự quan tâm và số người tham gia ngày càng lớn hơn. Không làm mất thời gian quý báu của quý vị, tôi xin đi vào vấn đề này trên góc nhìn của cá nhân, với một số kinh nghiệm và cái nhìn thực tế qua nhiều môi trường học tập, đào tạo, huấn luyện, giáo dục, làm việc trong và ngoài nước, một trong những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển và hoàn thiện con người, luôn canh cánh hoài bão, kiên trì tự học, học, hành và liên tục hoàn thiện để thực hiện ước mơ nâng cao năng lực của chính mình, qua đó tác động đến từng người quanh mình, từng bạn trẻ, đóng góp vào sự phát triển con người và xã hội. Xin trao đổi và chia sẻ từ đó phân tích một số thông tin cùng đề xuất 1 số giải pháp cụ thể cho chủ đề này như sau:
Chúc mừng Ban tổ chức có một không gian mới, đề tài mới, với sự quan tâm và số người tham gia ngày càng lớn hơn. Không làm mất thời gian quý báu của quý vị, tôi xin đi vào vấn đề này trên góc nhìn của cá nhân, với một số kinh nghiệm và cái nhìn thực tế qua nhiều môi trường học tập, đào tạo, huấn luyện, giáo dục, làm việc trong và ngoài nước, một trong những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển và hoàn thiện con người, luôn canh cánh hoài bão, kiên trì tự học, học, hành và liên tục hoàn thiện để thực hiện ước mơ nâng cao năng lực của chính mình, qua đó tác động đến từng người quanh mình, từng bạn trẻ, đóng góp vào sự phát triển con người và xã hội. Xin trao đổi và chia sẻ từ đó phân tích một số thông tin cùng đề xuất 1 số giải pháp cụ thể cho chủ đề này như sau:
Bắt đầu bằng 3 câu chuyện nhỏ:
- Câu chuyện thứ nhất:
- Ôn cố Tri tân: Đọc sách ngày xưa:
- Chúng tôi có nhiều người thầy rất hào hoa, giỏi chuyên môn và cũng nhiều “tài lẻ” như đàn hát, thể thao, thơ phú, hùng biện,… với vốn hiểu biết uyên thâm, sâu rộng không chỉ trong chuyên ngành mà cả về cuộc sống phong phú quanh mình. Được biết các thầy thường tự học và đọc rất nhiều.
- Thế hệ của mình chúng tôi thường phải chờ đợi để mua sách, chuyền tay nhau đọc sách, loại sách mà chúng tôi có thời ấy là giấy thì đen thủi đen thui, có nhiều chỗ còn những cọng rơm trên giấy nên không ăn mực, mất chữ,… phải đoán nội dung,…
- Chúng tôi từng đọc sách dưới ngọn đèn dầu leo lét, đọc sách dưới gốc cột điện ngoài đường những ngày cúp điện, trốn lên những chỗ khó tìm trong nhà như gác xép, xó bếp, góc sân để có không gian riêng mà đọc.
- Để có sách, chúng tôi đã từng đạp xe, đèo (chở) nhau hay đi bộ có khi đến hàng chục cây số để được xếp hàng ở các nhà sách khi nghe có tin sách mới sắp về. Chúng tôi đã từng “cắn răng nhịn đói” để có thể mua những cuốn sách có giá đến 30% thu nhập hàng tháng của mình để có được những quyển sách quý sách hay làm thức ăn tinh thần.
- Không chỉ sách, chúng tôi đã “ngấu nghiến” tất cả những gì có chữ và hình, từ giấy gói xôi, đến họa báo, các truyện tranh, truyện chữ, thậm chí tranh thủ “đọc ké” cả những trang sách cũ, những bài thơ hay cả những lúc tình cờ gặp được người mua bán sách báo dừng lại.
- Lớn lên trong điều kiện đất nước có chiến tranh, lượng thông tin chúng tôi và các thế hệ trước có được tuy không thể nào nhiều như hiện nay nhưng trong tâm hồn của thế hệ chúng tôi luôn là những hoài bão về sự cố gắng sống và đóng góp xây dựng một xã hội tốt đẹp, không chỉ chuyên môn, chúng tôi đọc từ “truyện cổ Grime”, “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, “Truyện cổ Andexen”… để làm quen và định hướng tính nhân bản, lòng nhân ái, chúng tôi đọc và bàn về “Tội ác và trừng phạt”, “Những kẻ khốn cùng”, “Trăm năm cô đơn” “Chuông nguyện hồn ai”, “Chuyện thường ngày ở huyện”, “Thép đã tôi thế đấy”, để hiểu được từ suy nghĩ, đến lời nói, thái độ, hành vi, thói quen và số phận,… chúng tôi chia sẻ về O. Henri, Mark Twen, Jack London, chúng tôi nói về “Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Tố Hữu, Puskin,… Về thơ Đường, thơ Haiku mặc dù chúng tôi học Đại học… Bách khoa và hẳn nhiên các trường khác cũng vậy, sinh viên và học sinh chúng tôi không chỉ đọc / học về chuyên ngành của mình.
- Từ nhà trường, từ cuộc sống và đặc biệt từ sách, chúng tôi học làm Người, chúng tôi không có được cơ hội đi xa, đi nhanh, chúng tôi chưa có mobile hay google search,… như hôm nay, nhưng tầm nhìn của chúng tôi và sự hiểu biết của thế hệ trước luôn rộng mở và có chiều sâu là từ sách.
- Chúng tôi hiểu và khâm phục lòng dũng cảm và những cống hiến của bác sĩ Đặng Văn Ngữ, giáo sư Trần Đại Nghĩa,… Dù thiếu thốn, đã làm nên những điều kỳ diệu. Chúng ta đã suy nghĩ rất nhiều, rất lãng mạn mà rất thực tế,... để có được cuộc sống hôm nay.
- Chúng ta cũng đã từng lớn lên trong cuộc sống mà thu nhập rất thấp, điều kiện tiện nghi rất kém, khi mua hàng nhu yếu phẩm phải xếp hàng, nhưng cuộc sống dường như đầy tình người hơn, nhiều quan tâm, nhường nhịn, chia sẻ hơn.
- Trong mọi lớp học chúng tôi đều thầy “Tiên học Lễ hậu học văn” hay “Học như đi thuyền nước ngược, không tiến ắt lùi”, “Học, Học nữa, Học mãi”,… chúng tôi trao đổi, thấu hiểu ý nghĩa và thấu cảm cùng nhau để giúp đỡ nhau học tốt hơn, học làm người học làm công dân có ích cho xã hội. Những ngày ở đại học của chúng tôi luôn có những buổi tranh luận về ước mơ về lẽ sống về việc mình sẽ làm để thực hiện những khát vọng, ước mơ, hoài bão của mình.
- Không có quá nhiều sách báo chất lượng tốt, không có nhiều thông tin (nhờ mạng internet, tốc độ cao của mobile,… như hôm nay) đọc, đọc đi, đọc lại, đọc thêm, đọc nhiều,… cùng tư duy và thái độ tích cực, chúng ta đã học được nhiều và luôn rèn luyện hoàn thiện nhân cách của mình, điều khiến chúng ta dù thiếu thốn khó khăn nhưng luôn tự tin và thanh thản với bất kỳ hoàn cảnh nào để vượt qua nghịch cảnh, đó cũng chính là điều đẫu có nhiều tiền tài, vật chất người ta không thể có được.
- Ngày hôm nay chúng tôi vẫn đang đọc, cá nhân tôi đọc các sách về tôn giáo, về kỹ năng quản trị và kinh tế vĩ mô, về triết lý quản trị và về các thành tựu KHCN mới,… Các đầu sách mới của Dân trí, Trẻ, Alfa Books, Trí Việt, Nhã Nam,… đều được chúng tôi đón chào và thỉnh về không chỉ làm phong phú thêm phòng đọc sách mà quan trọng hơn làm giàu hơn, cập nhât hơn kiến thức của mình, không chỉ vậy, nhờ đọc và cập nhật nên dù hôm nay khi tôi nói chuyện với tuổi teenagers hay tuổi 20-30, sau các câu chuyện và phần hỏi đáp say mê, các em vẫn thường cười bẽn lẽn hỏi tôi rằng “sao chú lại hiểu tụi con đến như vậy?” “Ước gì ….”J .
- Câu chuyện thứ 2:
- Định nghĩa việc khả năng Học và Hành: Bỏ qua việc Học Vẹt, Học Chuyên, học chữ để trả chữ, học vì điểm – chạy điểm,… chắc quý vị cũng đồng ý với tôi rằng trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, bất chấp không gian và thời gian:
- Người học giỏi và học chắc là người có khả năng Tự học cao nhất, người tự học sẽ tìm ra được triết lý và phương pháp tư duy, chìa khóa của mọi vấn đề và luôn thấu hiểu thấu cảm rằng mọi vấn đề đều có giải pháp và mọi sự vật, snh vật,… trên thế giới này đều có quan hệ tương hỗ tác động lẫn nhau.
- Nhân viên giỏi và nhân viên xuất sắc là Nhân viên có khả năng tự làm việc mà team work, không chờ đợi, đẩy đưa công việc. Nhân viên giỏi là nhân viên đến với vấn đề và giải pháp chứ không chỉ đến với vấn đề hay chỉ ngồi chờ đợi sếp giao việc.
Chìa khóa cốt lõi của các vấn đề này là tri thức mà trong đó, đọc sách, phản biện với sách, hiểu sách làm phong phú hơn kiến thức của mình làm sắc bén hơn tư duy của mình chính là 1 phần quan trọng.
- Một “khảo sát bỏ túi” nhanh về thói quen đọc và nội dung đọc:
- với nhân viên và sinh viên (lứa tuổi 20 – 30)
- 70% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo thêm
- chỉ 12% cho biết có đọc các sách, truyện khác ngoài chuyên môn
- 80% không đọc sách 1 năm qua
- 98% không đọc sách tuần qua.
- 100% nói gần như chắng để ý đến thơ
- Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản biện, thiếu tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ thấy anh này yêu chị kia, chị kia yêu anh nọ,… các câu chuyện tình tay ba, tay tư,… mà không hề nhận được tính logic của cuộc sống qua nhân cách, thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý, các kết cuộc của nhân vật,…
- Hơn 70% không đọc hết 1 cuốn truyện, thường chỉ đọc qua phần đầu phần cuối. Lý do chung là đọc lâu quá, mặc dù luôn tự cho là mình biết đọc nhưng tốc độ đọc và cách đọc của số đông hiện nay mới ở mức căn bản của đọc chữ chứ chưa có phương pháp đọc để hiểu nghĩa và có khả năng phản biện, rèn luyện tư duy qua đọc.
- Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản biện, thiếu tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ thấy anh này yêu chị kia, chị kia yêu anh nọ, các câu chuyện tình tay ba, tay tư,… mà không hề nhận được tính logic của cuộc sống qua nhân cách, thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý, hành vi cùng các kết cuộc của nhân vật,…
- với nhân viên và sinh viên (lứa tuổi 20 – 30)
- Lướt web, chat chit và mobile thì đang phát triển nhanh, và dường như là nhu cầu là thú vui lớn của người Việt nói chung đặc biệt là giới trẻ hôm nay nói riêng. Dù tỷ lệ truy cập internet tăng lên rất nhanh, các báo điện tử lớn như vnexpress, dantri.com.vn có đến gần 10 triệu triệu lượt truy cập mỗi ngày tuy nhiên con số này vẫn tập trung cao ở các thành phố và trên bình diện rộng còn nội dung quan tâm khi truy cập cũng còn là vấn đề đáng bàn. Bạn trẻ ngày nay rất dễ có thông tin nhưng thiếu sâu sắc do thường “Xem” chứ không “Xét” “thấy” chứ không “Đọc”, và khi cần họ không dùng kiến thức mà sẽ dùng Search, “cắt” và “dán”.
- Với cộng đồng:
- Qua 2 lần chờ bay, tình cờ để ý tôi nhận thấy
- Lần thứ nhất tại sân bay lớn ở Việt Nam: đếm nhanh với hơn 50 người xung quanh, trong đó có 8 người nước ngoài (6 Âu và 2 Á) thì 4 người âu và 2 người Á đều đọc sách, 2 người Âu còn lại trò chuyện cùng nhau. Trong khi đến hơn 40 người Việt thì chỉ có 3 người đọc báo, số còn lại lang thang chờ, ngủ, xem TV hay lơ đễnh, làm những chuyện cá nhân.
- Ở lần thứ 2 tại 1 sân bay ở châu Âu: Không đếm được số người, do quá đông, nhưng với những người chờ thì khoảng 65% đều đọc sách, có 1 số ít ngủ và cuốn sách vẫn cầm trên tay hay đặt trên ngực, chỉ có 1 số rất ít không đọc sách do bận công việc cá nhân.
- Hội sách tại Việt Nam, dù vào cửa miễn phí vẫn ít người đi hơn hội chợ hay các khu vui chơi vận động, giải trí. Còn ở các nước phát triển thì sao? Tại các hội chợ sách ở châu Âu, người ta bán vé vào cửa đến vài trăm USD (tại Thụy điển là 324USD/ vé khoảng hơn 10% lương tháng) thế mà người vào vẫn nườm nựợp. Ngay tại Malaisia triển lãm sách được tổ chức ở Trung tâm hội nghi lớn nhất quốc gia và cũng phái dựng hàng rào để hướng dẫn xếp hàng mua vé vào cửa.
- Qua tìm hiểu được biết ngay cả nông dân châu Âu cũng đọc rất nhiều sách hàng năm (ít nhất là hàng chục cuốn). Chẳng có thế mà đi đâu cũng thấy họ cầm sách và hẳn nhiên chúng ta đều thấy họ có kiến thức tổng quát tốt mặc dù không nhiều trường chuyên như chúng ta, không nhiều giải thưởng quốc tế như học sinh Việt Nam, nhưng họ tứ tin và linh hoạt một cách chủ động trong cuộc sống, và nói chuyện rất hay, rất thuyết phục!
- Câu chuyện thứ 3:
- Đọc sách và hiểu biết: Bỏ qua những người đọc xong rồi chữ lẫn nghĩa đều bay đi hết, nói về cách đọc 1 chút:
- Người đọc sách bình thường là là người nhớ câu chuyện của sách và có thể tóm tắt lại đại ý.
- Người đọc sách khá là người có thể hiểu và nhớ nội dung của sách kể lại một cách hấp dẫn.
- Người đọc sách giỏi là người dù say mê đọc nhưng vẫn thấy được cả điều hay và chưa hay của sách và có thể bàn luận để hoàn thiện nhận thức của mình.
- Người đọc sách xuất sắc hơn người giỏi ở chỗ cùng say mê đọc, thảo luận, thử nghiệm, tranh luận, phản biện với sách, bảo vệ, chia sẻ, lắng nghe các ý kiến với những người quan tâm không chỉ tự nhận thức, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình mà còn tạo ra sự hào hứng đọc sách cho người khác để từ hoàn thiện mình và người khác.
Thử lướt qua xem có bao nhiêu kênh thông tin, bao nhiêu cách tiếp nhận thông tin, các loại thông tin đã và đang được thể hiện.
- Chúng ta có thể có 3 đường tiếp nhận thông tin thông thường nhất đó là “Tiếng – âm thanh, Chữ và Hình tượng quy ước, Hình ảnh và Hình động”. Trên thế giới từ khi người Sumerian khắc chữ lên đất sét cho đến nay, con người đã cho ra đời ít nhất 50 triệu quyển sách, xấp xỉ 1 tỷ bài báo, 25 triệu bản nhạc, 500 triệu bức ảnh, 500.000 bộ phim, 3 triệu cuốn băng, hàng tỷ trang web, vô số chương trình tivi, đoạn phim ngắn,... Còn Việt Nam ta hiện đang có các kênh thông tin sau:
- Khoảng 750 đầu báo và tạp chí từ trung ương đến địa phương, từ ban ngành đến, hội đoàn và các tổ chức xã hội,... Việt Nam ta với số dân hơn 85 triệu, trong đó 57% dưới 25 tuổi. So với các nước công nghiệp và phát triển thì số lượng báo chí này còn rất ít.
- Internet có thể truy cập nhanh với băng thông rộng do nhiều nhà cung cấp.
- Truyền hình free to air, cable, VCD, DVD mọi lúc mọi nơi từ nhà riêng cho đến phòng chờ nơi công cộng, từ trên xe nay đến 3G của điện thoại di động,...
Bên cạnh các yếu tố tích cực về số lượng và tốc độ, nhìn vào các vấn đề và thách thức để xác định giải pháp, xin chia sẻ thêm 1 số thông tin sau:
Theo nhận xét của nhiều bạn hữu và so sánh với các chuyến công tác nước ngoài, có thể thấy rằng thông tin Báo chí của rất nhiều đầu báo của ta hiện nay rất giống nhau và không có sự khác biệt từ câu cữ cho đến cách thiết kế, trình bày.
Chắc các bạn đồng ý với tôi rằng sẽ hay hơn và tốt hơn khi mỗi báo có 1 sắc thái riêng và dù thế nào báo chí cần phải là 1 kênh giáo dục, giới thiệu được thông tin có giá trị, những từ “đắt”, câu “độc”, vấn đề mới, có chiều sâu. Trước đây với các bài xã luận, các chuyên đề và phóng sự điều tra,… báo chí vẫn thực hiện và thu hút được rất đông sự chú ý của công luận thì bây giờ thông tin lại chỉ “nhờ nhờ”, nhiều bạn đọc mua báo vì thói quen chứ “chẳng thấy còn gì để đọc” và đọc những cái “nhờ nhờ” nhiếu quá chắc cũng sẽ “nhờ nhờ”.
Vì sao Báo chí đã bỏ quên vai trò và trách nhiệm lớn là tính định hướng và giáo dục của mình mà phần lớn chỉ làm người đưa tin thuần túy. Và nếu chỉ là đưa tin nhanh thì làm sao báo chí có thể cạnh trang với web / Enews trong tương lai?
Có vẻ như văn hoá xem nghe nhìn, chat chit đang lấn lướt văn hoá đọc. Game show nhiều. Trò chơi truyền hình rồi game online,… chiếm hầu hết thời lượng các kênh, nhưng nội dung thì sao chép, hời hợt, bạo lực, phi thực tế, không có định hướng vế khát vọng, lý tưởng,… đã quá nhiều ý kiến và bài báo về vấn đề này.
Người dẫn chương trình thì phần lớn thiếu vốn sống, do vậy chỉ phô diển ngoại hình, động tác gây cười, mà kiến thức và sự duyên dáng của văn hóa dường như không tương xứng với “trang thiết bị và phụ tùng”.
Quan trọng hơn, các nghiên cứu khoa học cho thấy đã có dấu hiệu của thoái hoá tư duy, tạo tiền đề béo phì cho những trẻ em và người lớn dành quá nhiều thời gian với màn hình TV.
Sách và Báo chí là tiếng nói của xã hội, nhiều người bảo báo chi truyền hình của chúng ta phải như thế đó là do thị hiếu số đông, nhưng thật sự là trí thức hay làm công tác quản lý và lãnh đạo chắc quý vị thừa hiểu sức mạnh truyền thông, tính định hướng và khả năng giáo dục của truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, đó chính là sức mạnh của truyền thông. Chính vì hiểu điều này mà các nhà kinh doanh đã khai thác triệt để qua các TVC chỉ 15”, 30” đã tác động lớn đến đối tượng mục tiêu mua hàng của mình.
Chắc chúng ta đều rất đau lòng khi biết có 1 trường phổ thông ở tính nọ ngay trên đất nước chúng ta gần đây thôi, đã có quy định rằng “chỉ có giáo viên và học sinh giỏi mới được vào thư viện” với ý do để bảo vệ sách quý – đắt tiền. Chắc phần lớn chúng ta không đau lòng vì mất sách, vì sách mất sẽ có sách mới, và dù sao thêm 1 người đọc sách cũng tốt cho đời. Tôi tin rằng hầu hết chúng ta đau lòng vì điều này sẽ dắt con em chúng ta hay chính chúng ta ta đã đi vào vòng lẩn quẩn như câu chuyện Quả trứng và Con gà cái nào có trước? Do không được học nên kém phát triển về nhân cách, lại thấy thiếu nên tò mò, dẫn đến ăn cắp sách,…vấn đề lại lớn hơn rất nhiều do có ảnh hưởng đến nhân cách.
Một vài điểm đáng chú ý:
Nhu cầu thể hiện bản thân, nhu cầu học tập và được công nhận không ngừng gia tăng, liên tục gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt nam cần làm cho nhận thức được sâu sắc hơn rằng: bản chất nhu cầu được hiểu biết, được tiếp cận thng tin, kiến thức và lao động quá khứ để có cơ hội với những công việc mang lại thu nhập tốt hơn trong nền kinh tế mà ở đó tri thức đang ngày càng chiếm lĩnh ưu thế.
Hệ thống trường học và các loại hình học tập ngày càng phát triển, hẳn nhiên nhu cầu về năng lực đọc cũng sẽ gia tăng, cùng với gia tăng số trường là sự xuất hiện nhiều trường đào tạo chuyên ngành, (kỹ thuật, kinh tế, y khoa,…) huấn luyện kỹ năng, sẽ phát triển ngày càng nhanh, càng nhiều hệ thống các loại hình cao đẳng /đại học cộng đồng / kỹ năng / đào tạo tại chức / từ xa / qua sách / qua mạng để đáp ứng nhu cầu trên.
Đối tượng người học ngày càng đa dạng, số người học gia tăng và sự phát triển của đối tượng người học phi chính quy, các loại hình, từ các quốc gia khác đến, các chương trình và ngành học mới, từ các cộng đồng thiểu số, và từ các tầng lớp xã hội khác nhau học từ nhiều nguồn, nhiều loại hình và tỷ lệ học viên nữ cũng tăng lên nhanh chóng.
Nguồn tài chính ngày càng phong phú, dù ở hầu hết các quốc gia, chính phủ luôn là nhà đầu tư chủ yếu cho giáo dục, thì vẫn ngày càng có nhiều nguồn tài chính khác tham gia chia sẻ chi phí này: người học, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, phi chính phủ, phi lợi nhuận,… trong và ngoài nước, sự tài trợ của quốc tế, … Bản thân các loại hình đào tạo, huấn luyện, giáo dục, xuất bản và đọc cũng đang ngày càng nâng cao khả năng tăng nguồn thu và phổ cập kiến thức thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ cộng đồng, sách, truyện, tự truyện, …
Yêu cầu về tính tự chủ mà liên thuộc, tính trách nhiệm xã hội của người học và các loại hình tổ chức đào tạo ngày càng được tăng cường nhu cầu được trao quyền quyết định nhiều hơn trong việc học và chọn 1 nghề ngày càng tăng. Yêu cầu kiểm định chất lượng học và các bằng cấp không chỉ là nhu cầu mà còn là công việc ngày càng chuyên nghiệp và phổ biến hơn, bản thân mỗi người, mỗi trường cũng sẽ chủ động hay thụ động ý thức và thực hiện tốt hơn trách nhiệm của nhà trường đối với người học, các cá nhân và đơn vị hỗ trợ cũng như xã hội.
Bản thân giáo dục đào tạo và huấn luyện trong nền kinh tế tri thức sẽ là một “thị trường” vì vậy đa dạng hóa nguồn thu hay tham gia của thành phần tư nhân là điều tất yếu. và vệc tự học – tự giáo dục sẽ là 1 phương thức quan trọng trong việc đầu tư, từ đó mở nhiều cơ hội cho sách và đọc. Tư nhân hóa một phần của giáo dục, tăng cường sách / phát hành / nâng cao văn hóa đọc là chính sách cần thiết nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng chi phí và mở rộng cơ hội học tập cho nhu cầu chính đáng của người dân.
Mức độ tham gia và đóng góp của người học vào quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình sẽ ngày càng lớn, gia tăng số người học và chi phí thực tế trên mỗi người học đã đưa đến giải pháp gia tăng mức đóng góp của người học thông qua học phí và các nguồn cung cấp thông tin kiến thức bổ sung.
- Những yếu kém của sinh viên Việt nam khi làm việc trong cuộc sống: Những điều ta thường biết hôm nay là sinh viên Việt Nam thiếu khả năng ứng xử xã hội, học thì rất nhiều nhưng đọng lại chẳng bao nhiêu. Các câu chuyện đau long gần đây khi có những vụ ẩu đả của học sinh nữ, rồi quy phim, đưa lên mạng,… chứng tỏ khả năng kềm chế của các em rất kém, rất dễ bột phát và thiếu hẳn tính nhân bản do thờ ơ với cuộc sống quanh mình, các em thiếu tự tin nhưng thừa tự tôn để sẵn sàng hành động cả những hành động côn đồ khi bị tự ái, trong khi chỉ là những cảm giác mơ hồ về sự tôn trọng..
- Tốt nghiệp đại học, thiếu vốn sống, thiếu kỹ năng ứng xử, thiếu kiến thức tổng quát, thiếu khả năng truyền đạt ý tường, các em không biết đường dẫn của suy nghĩ, lời nói, hành động, thói quen và số phận. nên thường hành xử bột phát. Các em không biết chọn việc ưu tiên và không quản lý được thời gian, không biết khi làm việc sáng tạo và khi cần hợp tác làm việc, thường chờ đợi ỷ lại và thiếu tính tự lập, thiếu tự tin mà thưa tự tôn,… Trong khi đó ta thấy rất nhiếu thanh thiếu niên của các nước phát triển có thể vác Ba lô, đi du lịch và khám phá thiên nhiên cũng như nhiều nên văn hoá của nhiều quốc gia, các bạn rất tự tin, thoải mái, sản sang học hỏi và liên tục khám phá, trải nghiệm làm giàu thêm vốn sống và năng lực ứng xử, khả năng thích nghi với cuộc sống của mình.
- Một vị giáo sư tôi rất mến mộ, GS. TS. Nguyễn Tường Bách, đã tâm sự qua tạp chí Văn hoá Phật giáo cho biết, ngay cả trong công tác chuyên viên, tức cần nghiệp vụ chuyên môn sâu và cao, để thành công, ông cần 30% khả năng ngoại ngữ và giao tiếp, 30% các kỹ năng giao tiếp xã hội và chỉ có tối đa 40% là kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn sâu. Tôi tin rằng hầu hết chúng ta cũng đồng ý với tỷ lệ tương đối này (có thể khác biệt chút ít ở con số %).
- Thế mà thật đang suy nghĩ và lo lắng khi báo tuổi trẻ thông tin về một cuộc khảo sát mới đây: “TS Nguyễn Kim Dung - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - cho biết: tiến hành khảo sát tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ với 2.000 HSSV các trường công lập và dân lập cho thấy 95% HSSV trả lời rằng động cơ thúc đẩy họ học tập là có việc làm tốt trong tương lai; 69,1% chọn trở nên giàu có; 46,7% chọn thỏa mãn ý thích cá nhân... Các kỹ năng như "có cá tính", "có khả năng lãnh đạo", "biết làm việc độc lập mà team work", "biết tham gia các hoạt động xã hội", "có niềm đam mê một lĩnh vực nào đó" và "có nhiều năng khiếu khác nhau" không được HSSV đánh giá cao. Hầu hết HSSV đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kiến thức (kỹ năng cứng), đặc biệt là tầm quan trọng của ngoại ngữ (94%) và khả năng sử dụng máy tính (92,9%), trong khi các ứng xử xã hội thì gần như không được quan tâm?! Vậy cách em sẽ sống thế nào? Sẽ làm với ai?
- Nghiên cứu đưa ra kết quả: 89,4% HSSV cho rằng tư vấn của trường và 76% cho rằng thầy cô không ảnh hưởng đến định hướng tương lai của mình”. Và cũng cho thấy dù như vậy, các em cũng gần như không có nguồn bổ sung kiến thức nào ngoài sách.
- Có thể thấy mong ước của các em rất thực dụng nhưng lại không cụ thể, hiểu biết và động cơ còn rất mơ hồ về việc thực hiện ước mơ. Ước mơ Giàu nhưng lại không sẵn sàng Làm thì làm sao Giàu? Ước mơ thành Giám đốc mà không Dám làm thì làm sao có thể trở thành Giám đốc tốt. Học mà không hành. Tư duy thụ động, suy nghĩ nghèo nàn, không định hướng, tư duy đơn chiều, sống phụ thuộc, thiếu tự tin thừa tự tôn, làm việc không hợp tác và kém hiệu quả. Show off, chạy theo ngắn hạn và hữu hình và thiếu trải nghiệm để có giá trị vô hình. HSSV ngày nay thường chung chung với những từ ngữ phức tạp hoa mỹ mà thiếu tính ứng dụng, thiếu tính thực tiễn.
- Quyết định đến chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực bao gồm 4 thành tố: Bản thân, Nhà trường, Gia đình và Xã hội. Chúng ta vui mừng vì đã có nhiều bạn trẻ rất xuất sắc, nhưng nếu tính theo tỷ lệ với lứa tuổi, điều kiện học hành và so với các thế hệ trước, không thể phủ nhận rằng thực tế hiện nay thì sự liên thông, tác động của các thành tố này còn rất tự phát, bản thân các em SV, gia đình, nhà trường và các tổ chức tư vấn, các dịch vụ xã hội hoạt động kém hiệu quả không chỉ trong chính phần công việc của mình mà còn không tương tác kết nố lien thong được với nhau nên dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực rất thấp.
- Hôm nay nhìn lại, nếu trước đây Hội sách hàng năm tổ chức với quy mô nhỏ thì 2 năm nay đã chuyển đến 1 địa điểm mới, lớn hơn với số gian hàng tham gia nhiều hơn, các hội thảo có chiều sâu hơn, người đến đông hơn. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng và có thể xem là dấu hiệu chuẩn bị cho 1 sự đột khởi mới cho việc Đọc và văn hóa Đọc trong tương lai.
Nhu cầu và lợi ích của việc đọc sách
Một điều rất quan trọng mà mọi người hiểu biết và thành công đều đã trải qua và công nhận cho sự hướng thượng, hướng thiện, nâng cao năng lực hoàn thiện nhân cách là thông qua Đọc. Chủ đề hôm nay là “Tết đọc sách! Tại sao không?” Rất hay nhưng tôi xin đề xuất 1 cách thực tế hơn, mạnh mẽ hơn vì chẳng lẽ chỉ đến ngày đọc sách mới đọc, hay đến tết mới đọc sách? Để thay đổi cần hành dộng cụ thể, thường xuyên và quyết liệt tôi muốn nói: “Mỗi ngày 30 phút đọc sách! Tại sao không?”
Một nhân tố khác quan trọng nhưng ít người để ý là quá trình hình thành nhân cách từ nguồn thông tin tổng hợp, các va chạm xã hội qua đọc, học, thấy, tiếp xúc mà mỗi HSSV tiếp cận hàng ngày.
Chúng ta đều biết rằng sự phát triển 1 cá nhân có từ 4 thành tố : Bản Thân, Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Chúng ta nghe nhiều và nói nhiếu về giới trẻ thiếu sâu sắc, vậy chúng ta đã làm gì để đường “link” gia đình, nhà trường, xã hội kết nối với mỗi cá nhân được tốt đẹp hơn? Dù thế nào, thời gian gần đây chúng ta đã có nhiều cố gắng để chấn hưng giáo dục nước nhà, Hôm nay, Hội thảo sách và Hội thảo này cũng có đến hàng trăm người tham dự cũng là tín hiệu đáng mừng và có thể xem đây là dấu hiệu tiếp theo chuẩn bị cho 1 sự đột khởi trong quá trình nâng cao Văn hóa đọc, nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện nhân cách để phát triển con người và phục vụ cuộc sống tốt hơn.
- Giá trị của sách chắc cũng không cần bàn nhiều vì thực tế đã có nhiều người trở thành nhà học giả uyên không phải do được học ở các trường danh giá mà chính là vì đọc và nghiên cứu sách., thậm chí còn học được nhiều nghề mới, cả ngoại ngữ mới khi ở trong tù, điều đó cho thấy khí tiết của người có Tri thức.
- Việt Nam đang hội nhập cùng thế giới, cơ hội nhiều, thách thức nhiều và cạnh tranh nhiều hơn. Trong đó, 1 kênh quan trọng để tiếp thu thông tin cập nhật, tinh hoa thế giới, văn hóa các nước, để kinh doanh và tiếp thị, tiếp cận khách hàng, nhân viên sở tại thành công đó chính là… sách. Một người thành công mà ai cũng biết dù thích hay không, Bill Gates, trong tất cả các phát biểu của mình với cộng đồng đặc biệt với sinh viên ông luôn nhắc đến việc đọc.
Mọi người đều mong muốn có tri thức dồi dào, cuộc sống thành công và hạnh phúc - đây là điều chính đáng mỗi người có thể có và cần được hưởng. Xã hội có số đông là người đạt được điều này sẽ là xã hội văn minh, quốc gia như vậy sẽ là quốc gia mạnh. Hướng về mục tiêu này, mỗi người sẽ có những con đường khác nhau, qua thực tế tôi nhận thấy rằng để mỗi người đạt được điều này và để chúng ta có được nguồn nhân lực mạnh thực sự, cần một cuộc cách mạng trong việc đọc, tư duy, thái độ, hành động,,, để giải quyết đồng thời 3 việc mà tôi xin đưa ra theo mô hình Tam Nghiệm - Kiến thức và Thành công LTC (xem hình ở phía dưới – Mô Hình đã được tích hợp):
Đỉnh 1: Rèn Tâm / Chiêm nghiệm
Đỉnh 2: Luyện Lực / Trải nghiệm
Đỉnh 3: Tích cực truyền thông / CMô hứng nghiệm
Thứ nhất: Rèn tâm, điều này là điều đầu tiên cần làm, làm 1 cách nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc với chính mình. Đừng để cho mình trở nên nhỏ bé thấp kém đi vì nhân danh “vật chất quyết định ý thức” để chỉ chăm chăm vào vật chất mà quên yếu tố quan trọng đối với từng con người và sự phát triển của mọi quốc gia là ý thức và thái độ sống tích cực. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thế hệ sau mình 1 cách vô tư - vị tha - vô vị lợi với tất cả nhiệt tình, niềm say mê tha thiết và năng lực của mình để có được 1 thế hệ có năng lực cao hơn và nhân cách tốt hơn. Thực tế điều này đã có trước đây, ngay ở Việt Nam ba bốn mươi năm trước việc giáo viên kèm cặp hướng dẫn học sinh học thêm khi các em học yếu hay vì lý do gì đó phải nghỉ học là việc bình thường. Người dạy thì rất vô tư, vô vị lợi, người học thì luôn cố gắng vì nhận thấy trách nhiệm của mình và tình thương yêu của thầy cô, bạn bè. Có những giáo viên đạp xe cọc cạch cả chục cây số đến tận nhà học sinh để dạy, hay có những học sinh chân dép lê đến trường cả những ngày nghỉ lễ. Kết quả là sự trân trọng của xã hội dành cho qúy thầy cô và cũng nhiều nhân tài Việt nam đi ra từ nền giáo dục ấy. Thế hệ ấy thu nhập 1 tháng chỉ có ba bốn chục đồng nhưng dám mua cuốn sách đến trên dưới 10 đồng để đọc. Ngày nay, nhân danh quyền lợi cần có, có giáo viên “giữ bài để dạy thêm”, giờ chính khóa làm không hiệu quả, nhiều trung tâm mở ra, học sinh đến học khá đông, học phí đóng không ít, thế mà đề thi lộ nhiều nơi, bằng cấp giả như thật, tri thức được bằng cấp thật xác nhận lại có giá trị như giả, học sinh và thầy cô ẩu đả,… sự trân trọng với nghề giáo giảm đi và học sinh thì chất lượng thế nào… chúng ta đều hiểu khá rõ. Sách ngày ấy không nhiều và không đẹp như bây giờ, 1 cuốn sách có thể được nhiều thế hệ sử dụng và sử dụng tốt. Tôi vẫn biết và vẫn tin rằng sóng biển lớp sau đè lớp trước, thế hệ sau luôn có những người giỏi hơn thế hệ trước nhưng nhận định theo luật số đông thì hơn bao giờ hết nhiệm vụ định vị lại, nghiêm khắc hơn trong học tập và giáo dục đề rèn nhân cách và đạo đức của chính từng giảng viên, giáo viên, học viên, học sinh là điều quan trọng cần quan tâm và đặc biệt cần thực thi. Tác phẩm / sách chính là từ chất lệu cuộc sống được cô đọng, hun đúc lại Đọc là 1 trong những phương thức Rèn Tâm chủ động nhất mà mỗi người có thể thực hiện.
Thứ hai: luyện Lực bao gồm cả Thể lực và Trí Lực, Khả năng và Kỹ năng. Luyện lực từ thể lực, cần sự kiên trì thể dục thể thao, ăn uống sinh hoạt điều độ mỗi ngày. Sức khỏe tốt từ việc ăn uống điều độ và kiên trì luyện tập thể dục mỗi ngày chứ không phải 1 tuần ăn 1 bữa cho no say hay 1 tháng tập thể dục suốt 1 ngày sẽ đủ sức khỏe. Đọc, học và Hành sẽ giúp thực hiện những điều này. Cũng như vậy khả năng lãnh đạo, dự báo, kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng cần được học, áp dụng và hoàn thiện mỗi ngày. Cần luyện cách tiếp nhận thông tin, phân loại, xử lý, hành động, giám sát, tái kiểm tra, điều chỉnh và lưu trữ thông tin toàn quá trình tạo thành cơ sở dữ liệu. Chính quá trình học tập, áp dụng, liên tục hoàn thiện mỗi ngày sẽ làm cho kiến thức ta có trở nên có giá trị qua các thành quả đơm hoa kết trái từ hành động thực tế nhất quán của mỗi chúng ta. Để khỏe về thể lực cũng như mạnh về năng lực từ đó chủ động thành công và cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống là uớc mơ của mỗi người. Để đạt điều này mỗi người cần tự đúc rút ra cho mình phương pháp học hỏi và chế độ luyện tập, thực hành phù hợp và học và tập là quá trình có thể và cần thực hiện suốt đời. Tư duy cao xa, hành động thực tiễn là lời gợi ý cho là quá trình trình này. Thành công, thu nhập… chắc chắn đến với người có năng lực và tìm được nơi phù hợp để thể hiện năng lực đó, bạn có thể làm công hay làm chủ, ngày nay đã có nhiều hình thức làm chủ, chắc chắn nếu có năng lực bạn sẽ có cơ hội, vấn đề đặt ra là bạn có thật sự có năng lực và phẩm chất cần thiết, phù hợp hay không? Nhớ rằng “dục tốc bất đạt” mọi việc cần thời gian, nhưng với thời hạn phù hợp thì phải có kết quả, rồi hiệu quả và là người có năng lực thật sự sẽ chủ động dự báo và kiểm soát hậu quả. Và 1 điểm nữa, việc chọn lựa đúng nơi thể hiện cũng là 1 phần về năng lực của bạn. Việc Đọc và phản biện và xây dựng triết lý sống, thái độ sống cho mình trong quá trình đọc, học, hành để hoàn thiện mình tạo ra 1 nguồn năng lực to lớn cho quá trình Luyện Lực cho chính mỗi người.
Thứ ba: Tích cực truyền thông, chắc chắn truyền thông là điều rất cần, song nhiều người chưa quan tâm đến điều này. Nếu để ý các bạn sẽ thấy 1 lãnh đạo giỏi là người truyền thông tốt, 1 giảng viên được sinh viên yêu mến và thích môn học là người truyền thông tốt, một nhân viên được phát triển và thăng tiến nhanh cũng là nhờ truyền thông tốt và ngay cả 1 sản phẩm thành công trên thị trường cũng là nhờ truyền thông tốt. Đã xa rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”, ngày hôm nay để thành công phải thực hiện tốt việc truyền thông, như đã phân tích ở đầu tham luận, truyền thông bao gồm cả hình thức, nội dung, ngôn ngữ, trình bày và thể hiện cho phù hợp với đối tượng mục tiêu. Không phải lúc nào, ở đâu từ các công ty MNCs, SMEs và ngay cả trong cuộc sống những ý tưởng hay, dự án tốt đều được ủng hộ và thành công, mà những ý tưởng - dự án đó được truyền thông – trình bày thế nào để được ủng hộ. Đọc nhiều không chỉ làm giàu cơ sở dữ liệu và kho thông tin mà sẽ giúp ta có vốn từ phong phú, khả năng thấu cảm cao và từ đó truyền thông sẽ tích cực hiệu quả hơn. Điều này bổ sung thêm rằng dù có Tâm tốt, Lực mạnh bạn vẫn cần Truyền thông để tác động đến các cộng sự và đối tượng.
Tết đọc sách tôi ủng hộ và có yêu cầu thêm:
- Ủng hộ: Về nghĩa đen tức là cứ Tết thì đọc sách, tôi ủng hộ hoàn toàn, không chỉ vì như vậy sẽ là thực đọc mà văn hóa Việt Nam còn là làm những điều tốt đẹp ngày Tết để được điều tốt đẹp quanh năm (khai bút, chúc tế,… đầu xân đề hướng đến ý nghĩa như vậy). Về nghĩa bóng, Tết đọc sách là 1 ngày tết trong năm như các ngày lễ hội để nhắc nhớ mọi người việc Đọc, tôi cũng ủng hộ, tuy nhiên tôi có yêu cầu thêm như sau:
- Yêu cầu thêm: chúng ta không nên và không bao giờ nên làm “Tết đọc sách” kiểu phong trào cho có mà nói vui là cứ có Phong (gió) thì mới Trào (được nâng cao) mà chúng ta cần làm và phải làm thực chất, vì văn hóa và con người cần giá trị thực chất. Hãy đặt nguyên tắc: mỗi ngày đọc sách 10 phút, rồi nâng cao lên đọc 15 phút và tiếp tục đến mức phù hợp nhất với mỗi người. Vậy đề xuất là bổ sung thâm là “Mỗi ngày 30 phút đọc sách! Tại sao không?”
Đề xuất về một số giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa đọc, Tôi xin đưa ra mô hình mà tôi nghiên cứu và tổng hợp về quá trình học tập tích lũy tri thức và trưởng thành hình thành nhân cách của mỗi con người thường đi qua 3 phần, 3 đỉnh của Mô hình Tam Nghiệm - Kiến thức & Thành công LTC như sau:
RÈN TÂM / CHIÊM NGHIỆM
Mô Hình Tam Nghiệm - Kiến thức & Thành công LTC
Giải thích thêm:
- Phần hình thang ở đáy là kiến thức thu nhận được từ đọc và học từ sách và cuộc sống giao tiếp xã hội. Ai cũng có thể có!
- Phần hình thang ở giữa nhỏ hơn là phần kiến thức học được từ giáo dục chính quy (lớp 1 đến đại học và cao học) là kiến thức và thông tin đã được hệ thống và chuyển giao theo các quy định, quy trình, quy phạm. Đa phần có thể có!
- Phần tam giác đỉnh là phần tự học, tự chiêm nghiệm, tự rèn luyện, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và các nhà tư vấn, tự vấn chính mình, tự nhận thức, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện. Ai cũng có thể có!
- Nếu mỗi cá nhân thiếu hụt bất cứ phần nào thì sẽ bị khiếm khuyết phần đó. Thực tế, nếu chú ý kỹ ta sẽ thấy người được xem là thành công là những người thực sự để ý và áp dụng tốt việc học trau dồi kiến thức ở tam giác đỉnh và hình thang đáy, nơi có đáy đủ rộng để chắc và đỉnh đủ sắc để thành.
- Trong khi phần đông nhiều người lại “hồ đồ” cho rằng sự học chỉ nằm trong hình thang giữa, nên tập trung vào đó một cách máy móc, học vẹt rồi quên hết và chẳng để ý đến 2 phần quan trọng kia, cho rằng tốt nghiệp đại học, cao học là đủ và dương dương tự đắc với vốn thông tin, kiến thức còn rất… hạn chế và ngày càng mai một của mình. Kết quả là kiến thức họ có được chỉ là 1 hình thang nhỏ bé, chênh vênh, đáy không rộng để chắc, đỉnh không sắc…
Các gợi ý đế xuất về chương trình hành động để nâng cao văn hóa Đọc từ đó không ngừng phát triển và hoàn thiện mỗi người.
- Với cá nhân: chú ý đến việc đọc, kể chuyện và tặng sách. Cố gắng vượt thói quen ”luời đọc”của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu sách 1 lần, mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần. Luyện tập thói quen tặng sách hay cho người thân và cho trẻ em.
- Với gia đình: Tạo 1 tủ sách trong nhà, mỗi ngày kể 1 câu chuyện hay từ sách cho con trẻ.
- Mỗi tuần 1 thành viên trong nhà nói về 1 cuốn sách mình tâm đắc. Dắt trẻ đi nhà sách ít nhất 1 tháng 1 lần. Tặng ”sách hay” mỗi tháng khi con trẻ làm được điều tốt. Tạo môi trường tốt cho việc đọc, khuyến khích đọc, bắt đầu từ 1 giá sách, tạo thành góc đọc sách, 1 tủ sách gia đình, phòng đọc sách.
- Với các cơ quan báo chí truyền thông và tổ chức văn hóa: Xem việc cổ vũ văn hóa đọc và tặng sách cho người thân là nhiệm vụ hàng đầu. Một hệ quả gián tiếp chắc chắn đến là khi người ta đọc sách – say mê đọc sách, người ta sẽ bớt thời gian làm những việc vô bổ, tiêu cực. Nếu số người ngồi đọc sách nhiều hơn, thì tri thức và năng lực của thế hệ đó sẽ cao hơn, dân tộc đó sẽ mạnh hơn, dẫn đến ít số vụ việc ẩu đả của tuổi học đường như các vấn đề của học đường trong thời gian gần đây, số người ra đường gây kẹt xe, tai nạn,... sẽ ít đi.
- Với ngành giáo dục: Mỗi ngày có 15 phút đọc truyện qua hệ thống âm thanh của nhà trường. Mỗi tuần có 1 giờ giới thiệu sách hay. Mỗi tháng có 1 buổi kể chuyện về đọc sách và quà tặng là sách quý cho người đọc hay nhất. Mỗi quý có 1 tuần đọc miễn phí ở thư viện. Mỗi tháng có 1 ngày đọc sách miễn phí cho sinh viên. Nhắc đến việc đọc sách mọi lúc mọi nơi trong trường!
- Với các cơ quan quản lý: Xem việc cổ vũ đọc sách như là phương pháp phòng bệnh tích cực cho các vấn đề của xã hội!
- Với xã hội: Tổ chức ngày toàn dân đọc sách và vạn động chương trình từ nhà trường đến địa phương, từ gia đình đến cá nhân. Liên kết tích hợp để không chỉ có ngày toàn dân đọc sách mà cần mỗi ngày 30 phút đọc sách, mỗi quý có 1 hội sách tại các trường học. Tôn vinh người có sách hay được nhiều người đọc, tôn vinh người tặng sách nhiều cho sinh viên trẻ em, tôn vinh người đọc sách và làm được việc tốt từ đọc sách,... Khuyến khích mở các thư quán cà phê tại mỗi trường học, góc phố, tạo nên 1 nét văn hóa đẹp cho cộng đồng!
- Với lứa tuổi và nhóm đối tượng:
- Nhi đồng: Tổ chức các hoạt động Thi kể chuyện sau khi đọc.
- Thiếu niên: Tranh luận về 1 cuốn truyện hay của lứa tuổi!
- Thanh niên: Tạo ra những hoạt động kích hoạt văn hóa đọc như chọn đầu sách hay mỗi tháng (quý) theo từng nhóm đối tương: của nhà trường Tiểu học, Phổ thông, Phổ thông, Trung học, Đại học chuyên ngành,... (sự kiện nhật ký Đặng Thùy Trâm là 1 ví dụ tốt)
- Công nhân: Vận động các khu chế xuất, đoàn thành niên, Liên đoàn lao động phát động chương trình 50 Công nhân có 1 tủ sách!
- Giới văn phòng, doanh nhân: Tủ sách cho mỗi công ty!
- Cán bộ Công chức: Mỗi tháng đọc ít nhất 1 cuốn sách. Một năm mỗi người tặng 1 cuốn sách cho các chiến sĩ ở hải đảo!
- Doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp tài trợ 1 tủ sách. Mỗi năm chọn tài trợ 1 chương trình liên quan đến sách và đọc sách hướng về khách hàng mục tiêu của mình, cá nhân tôi cùng báo điện tử dân trí, báo khuyến học và dân trí, chương trình năng cao năng lực xã hội “Kỹ năng sống trong thời đại số” chương trình “Mỗi tuần 1 tủ sách” và Trí Tri corp sẵn sàng ủng hộ tham gia phát triển chương trình này!
Ngay cả bây giờ, tôi và chúng tôi vẫn đang đọc mỗi ngày. Lời chia sẻ của tôi để có thể làm quen với việc đọc là đừng bị áp lực khi đọc sách - có thể đọc tự do, nhiều thể loại, từ truyện tranh đến truyện chữ, từ truyện cho trẻ em đến truyện cho người lớn, từ truyện ngắn đến truyện vừa và tiểu thuyết, từ sách chuyên môn đến sách không thuộc chuyên môn của mình, từ sách in đến sách điện tử,... Nên dành nhiều thời gian rảnh mà ta thường vô tình bỏ qua để đọc: đọc trên xe, khi chờ ở sân bay, hay chờ đợi việc gì (ai) đó, trước khi đi ngủ và cả chủ động đọc để chuẩn bị cho công việc, bài giảng hay buổi nói chuyện của mình,… Qua việc đọc và phản biện với chính mình và với tác giả, qua việc hình dung ý nghĩa từng con chữ từng ngày từng giờ sẽ tích tụ kiến thức, rèn luyện óc sáng tạo, trí tưởng tượng. Đây là quá trình tự học hỏi, hoàn thiện mình từ sách báo, tri thức của tiền nhân trí tuệ của nhân loại.
Tôi đã và đang tham gia cùng Hội khuyến học, qua báo điện tử dân trí, báo khuyến học & dân trí,…. ở mỗi nơi tôi tham gia tôi đều có chương trình tặng sách cho các cá nhân và tặng sách để xây dựng tủ sách,… Và tôi cũng tham gia sáng lập - đồng sáng lập nhiều chương trình xã hội nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực con người – trong đó có cổ vũ cho việc đọc. Tôi đã và đang sắn sàng, tiếp tục tham gia cùng các tổ chức, cá nhân có quan tâm để mỗi người và mọi người có thể hiểu và có niềm vui trong việc Đọc, ứng dụng, phát triển trong cuốc sống và suốt cuộc đời của mình. Chúng ta luôn hướng về mục tiêu hoàn thiện con người thông qua giáo dục và truyền thông. Mở rộng hợp tác, chọn đúng kênh, làm đúng việc, hướng về mục tiêu, tạo ra giá trị cho các đối tượng liên quan. Cá nhân tôi cùng các cộng sự đã, đang và tiếp tục tham gia thiết kế, tổ chức, thực hiện các chương trình việc chuyển tài thông tin dưới nhiều hình thức cấp độ cho đúng đối tượng và tham gia.
Để chúng ta có được nền văn hóa đọc tiến đến nền văn hóa – tri thức mạnh thật sự, cần một cuộc cách mạng giải quyết đồng thời bốn rào cản lớn.
- Thứ nhất: Xem đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Mỗi cá nhân, gia đình và tổ chức tự cam kết và tự thực hiện việc đầu tư khoảng 10% ngân sách phát triển, 10% thời gian, 10% nguồn lực, 10% sự chú ý mỗi ngày cho việc này.
- Thứ hai: Không bị giới hạn bởi suy nghĩ thiếu tiền, chính con người và năng lực của mình làm ra tiền chứ không phải tiền làm ra con người. Khi quyết tâm và hướng đến mục tiêu ta có thể hợp tác cùng đạt đươc mục tiêu mà không cần tiền.
- Thứ ba: Sẵn sàng đọc và luôn khuyến khích đọc. Mỗi người tạo cho mình 1 tủ sách ở bất cứ nơi nào mình sống và làm việc.
- Và thứ Tư: cả xã hội cần khuyến khích đọc sách. Điều này có lý do nhiều người đọc sách mà trưởng thành, trở nên uyên bác và rất thành công, được cộng đồng tôn kính. Đọc, được rất nhiều mà chỉ hy sinh thời gian nhàn rỗi vô nghĩa. Đọc giúp người ta hiểu biết và sống tốt hơn, mạnh mẽ hơn, trung thực hơn và tự tin hơn. Thế hệ trước cần làm gương, chính những tấm gương đó sẽ khiến người trẻ có đam mê đoc cần khuyến khích việc đoc tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cho việc đọc bằng niềm vui và sự nhiệt tình và tri thức của mình.
Thay lời kết, Tôi có 5 lời chúc cho mỗi bạn thích Đọc và quan tâm đến sách là:
- Có thêm nhiều sách, nguồn tin hay để đọc.
- Mỗi ngày: Người thường đọc được 1 trang sách sẽ đọc được thêm ít nhất 2 trang. Người thường đọc được 1 cuốn sách sẽ đọc được 2 cuốn. Người hoc được 1 điều hay từ sách sẽ học được ít nhất 2 đều.
- Mỗi tuần vào SachHay.com hay các trang giới thiệu sách 1 lần và rủ thêm được ít nhất 1 người cùng vào từ đó có thêm 1 người thường xuyên đọc sách. Mỗi tháng đi nhà sách, tìm mua, đón đọc, góp ý, tham gia cùng các hoạt động cổ vũ văn hóa đọc.
- Mỗi quý tặng 3 cuốn sách tâm đắc cho 3 người thân quanh mình. Mỗi năm đem sách đến tặng cho các chương trình văn hóa 1 lần, có thể là sách đã đọc vì dù là sách cũ nhưng văn hóa thì không cũ, chia sẻ tri thức là loại hình chia sẻ đặc biệt nhất chỉ gia tăng chứ không mất đi.
- Dù sách hay đến thế, dù thế nào cũng đừng quên bạn có toàn quyền phản biện với sách để rèn luyện tư duy và rút ra triết lý phù hợp cho mình. Sách chỉ là 1 phần cuộc sống, còn rất nhiều con người, nhiều điều thú vị quanh ta, cuộc sống rộng lớn với những con người ta biết mỗi ngày chính là những trang sách quý, nguồn thông tin – tri thức sống động nhất sẵn có mà ta cần Đọc mỗi ngày và có thể học hỏi.
Luôn ý thức được rằng điều ta biết luôn ít hơn điều ta chưa biết và thời gian của hội thảo là giới hạn, tôi rất mong được tiếp nhận thêm các ý kiến trao đổi chân thành để cùng hoàn thiện thông quaLtc.managementconsultant@gmail.com về chủ đề này. Xin chân thành cảm ơn!