Văn hóa đọc - Nhu cầu của cuộc sống


Lê Văn Duy
Phó Giám đốc Cơ quan Đại diện Văn phòng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng

Trong cuộc sống hằng ngày của xã hội hiện nay, đối với rất nhiều người, nhiều giai tầng trong xã hội, đọc đã trở thành một nhu cầu tinh thần thiết yếu và bình thường như ăn cơm, uống nước, ngủ, nghỉ ngơi… để duy trì sự tồn tại của bản thân.

Dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng


Vụ Thư viện
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Mở đầu

Nghị quyết TW 5 Khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Với tư cách là một bộ phận của văn hóa, văn hóa đọc là một động lực để hình thành nên con người, những người công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội văn minh, hiện đại với sự hình thành của nền kinh tế tri thức.

Thư viện trường học và việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường


Nguyễn Thị Phương Lan

Theo quy định 61/QĐ BGD-ĐT - 1998, Thư viện trường phổ thông bao gồm (Thư viện trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học - thư viện và xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học.

Hệ thống thư viện Quân đội và việc phát triển Văn hóa đọc trong toàn quốc


Lê Thị Thúy Hiền

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Để các chiến sĩ có thể cầm chắc tay súng, có trí tuệ, có niềm tin bảo vệ vững chắc độc lập của Tổ Quốc, Đảng ta, quân đội ta luôn quan tâm đến công tác thư viện và hoạt động sách báo và coi thư viện là một thiết chế văn hóa, một bộ phận hợp thành của công tác tư tưởng văn hóa nhằm thực hiện công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội.

Thư viện ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với việc phục vụ người đọc



Trần Thị Tuyết Nga

Trong các yếu tố cấu thành nên một trường đại học, thư viện là một bộ phận quan trọng. Đó là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho việc dạy và học đạt hiệu quả, góp phần thực sự đổi mới giáo dục đại học. Thông qua việc phục vụ các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh, thư viện tham góp vào toàn bộ quá trình đào tạo và nghiên cứu của trường đại học.

Một vài suy nghĩ về văn hóa đọc Và phát triển hoạt động đọc trong đối tượng thiếu nhi


Kim Thanh
Thư viện Tiền Giang

Có ý kiến cho rằng văn hóa đọc hiện nay đang bị lấn lướt bởi văn hóa nghe nhìn, nhưng xét cho cùng, văn hóa đọc vẫn đang tồn tại và phát triến. Chỉ có điều văn hóa đọc đã thay đổi hình thức đọc từ trên giấy in sang đọc trên mạng máy tính và nội dung đọc cũng đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này cần được nhận định khách quan để có cách giải quyết thỏa đáng.

“Tìm kiếm, đánh giá và phát huy tài liệu quý hiếm trong hệ thống Thư viện và tủ sách gia đình”


Dương Thị Hoàng Thư
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Đọc sách và yêu quý sách là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, được lưu truyền qua nhiều thế. Việc phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội.

Văn hóa Đọc vấn đề & giải Pháp “30 phút Đọc/ngày & Tư duy để biến Thông tin thành Kiến thức! Thật dễ dàng!”


Lý Trường Chiến
Nhà báo
Giám đốc phía nam Báo điện tử Dantri.com.vn

Tôi xin đi vào vấn đề này trên góc nhìn của cá nhân, với một số kinh nghiệm và cái nhìn thực tế qua nhiều môi trường học tập, đào tạo, huấn luyện, làm việc khác nhau trong và ngoài nước, lời chia sẻ của tôi - một trong những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển và hoàn thiện con người, luôn canh cánh hoài bão phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đã, đang và tiếp tục kiên trì tự học, học, hành và liên tục hoàn thiện để thực hiện ước mơ nâng cao năng lực của chính mình, qua đó tác động đến từng người quanh mình, đóng góp vào sự phát triển từng cá nhân và xã hội.

Con đường nào cho văn hóa đọc Việt Nam?


Nguyễn Lệ Chi
Dịch giả
Giám đốc Công ty sách Chibooks

Là một đơn vị xuất bản sách còn non trẻ, hình thành mới từ tháng 12/2008 đến nay với gần 30 đầu sách, phần lớn là sách văn học nước ngoài, Chibooks luôn mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ bé nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa đọc nước nhà. Nhưng thực tế văn hóa đọc nước ta đang ở tình trạng nào và làm sao để nâng cấp được nó vẫn là một câu hỏi nhức nhối không chỉ của riêng Chibooks và giới xuất bản.

Làm gì để phát triển văn hóa đọc?


TS. Quách Thu Nguyệt

Lại thêm một cuộc Hội thảo nữa về việc phát triển văn hóa đọc. Mừng, vui, băn khoăn lẫn lộn. Mừng vì những năm gần đây, văn hóa đọc được cộng đồng xã hội chăm lo nên đã có nhiều hoạt động cổ vũ, tôn vinh, vận động cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Bắt đầu từ sách giáo khoa


Ngô Thị Kim Cúc
Nhà văn

* Đọc sách và yêu thích sách, suy từ bản thân tôi thuở bé, là một chuyện hết sức tự nhiên. Bởi vì, thế hệ tôi đã may mắn được học từ nhà trường những áng văn giản dị mà gần gũi, dễ dàng làm nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người và giữa con người với văn chương.

Thú đọc sách cũng cần được nuôi dưỡng


Phạm Văn Thiều
Hội Vật lý Việt Nam
Tủ sách Khoa học & Khám phá

Trước hết, xin bắt đầu từ kinh nghiệm bản thân. Hồi nhỏ, học tiểu học, ở vùng quê nghèo, vào những năm cuối 1950 đầu những năm 1960, không được đọc quyển sách nào ngoài sách giáo khoa, vì gia đình chẳng có ai đọc sách mà xung quanh thì cũng vậy.

Xây dựng văn hóa đọc từ tuổi thơ: Một số kinh nghiệm từ nước Đức


Bùi Văn Nam Sơn
Thành viên thường trực SachHay.com
Thành viên Hội đồng khoa học
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

1. Bức tranh sáng tối về văn hóa đọc: mặt nào cũng có những con số thuyết phục!

- Thống kê mới nhất (2009) ở Đức cho biết:

-     1/4 thanh thiếu niên và người lớn không bao giờ đọc sách!
-     1/4 tổng dân số thấy việc đọc là rất khó khăn

Tóm tắt phát biểu


Nguyễn Khắc Thuần
Trưởng khoa Việt Nam học - ĐH Bình Dương

1. Văn hóa đọc quả đúng là… văn hóa. Sở dĩ nói như vậy vì bản thân tôi thấy hai chữ văn hóa đã và đang bị lạm dụng, bị tùy tiện gắn cho đủ thứ, kể cả những thứ rất xa lạ với bản chất của văn hóa và thậm chí là phản văn hóa (anti-culture).

Khôi phục một văn hóa đọc lành mạnh


Nguyên Ngọc

Trong những năm qua, dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng ta đã cố gắng góp phần cải tiến tình hình đọc sách trong xã hội. Tình hình đã có khá hơn, nhưng tôi nghĩ cần phải nói thẳng rằng cũng chưa thay đổi được nhiều.

Tri thức nền tảng - Nhìn từ một vùng ngoại vi


Inrasara
Nhà thơ, Nhà nghiên cứu văn hóa

1. Trong các chuyến đi xuyên Việt, bằng tàu lửa hay máy bay hoặc xe du lịch chất lượng cao, chú ý - dễ nhận thấy rằng, ngoài số người ngủ gật hay làm chuyện lặt vặt hoặc tán gẫu, có hai bộ phận đọc khác nhau: Đọc sách và đọc báo. Chú ý nữa, hầu hết người cầm trong tay cuốn sách dày là khách Tây, ngược lại, dân Việt Nam.

Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách


Vũ Dương Thúy Ngà

Hồ Chủ tịch - một danh nhân văn hóa, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận cách mạng lỗi lạc của nhân dân Việt Nam. Trong vô vàn các yếu tố tạo nên phong cách diện mạo Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến một giác độ: một con người ham đọc sách và luôn quan tâm đến việc đọc của nhân dân.

Báo cáo đề dẫn Văn hóa đọc với sự phát triển con người và xã hội

Vụ Thư viện
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trong phần mở đầu Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng (năm 1994) có nhấn mạnh: Tự do, phồn vinh và phát triển xã hội và cá nhân là những giá trị cơ bản của con người. Nhưng những giá trị đó chỉ đạt được với điều kiện là các công dân được thông tin tốt mới có khả năng sử dụng các quyền dân chủ của mình và đóng vai trò tích cực trong xã hội.