Văn hóa đọc dưới góc nhìn của một doanh nhân

Cao Tiến Vị 
Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn

Tản mạn về sách

Còn nhớ, trước 30.4.1975, tức hơn 30 năm trước tại Sài Gòn, nhà sách Khai trí, tác giả Hoàng quốc Việt… có những bộ sách, tựa sách do người Việt viết hoặc dịch từ sách nước ngoài với những tư tưởng, chủ đề rất nhân bản, chẳng hạn như bộ sách Học làm người

Càng ít thời gian, càng cần đọc sách

Bùi Văn 
Thư ký Tòa soạn VietNamNet
 
Có lẽ đây là một nghịch lý nhưng có thực. Cuộc sống chúng ngày càng đòi hỏi mỗi người phải nâng cao trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc sống chúng ta cũng ngày càng bận rộn nên mỗi người phải tìm được con đường ngắn nhất để đạt đến trí tuệ.

Một câu hỏi lớn cần lời đáp…

Thanh Thảo
Nhà thơ

Bây giờ mà đặt ra câu hỏi: “Người Việt có mê đọc sách?” thì quả là khó trả lời. Bởi đã từng có thời, trong chiến tranh, bom đạn, giữa cái sống và cái chết, trên những nẻo đường rừng heo hút, trong đêm tối chỉ có ngọn đèn dầu lom đom, mà người Việt vẫn miệt mài đọc sách. Dẫu ngày đó sách là của hiếm, của quí, và cũng không dễ dàng gì để sở hữu một quyển sách mà mình yêu thích.

Mong ước về một cộng đồng đọc sách

Thảo Ngọc 
Biên tập viên NXB Trẻ

I.
Tôi cũng đã tự hỏi: thật ra tôi có mê đọc sách?

Vì sao người Việt không mê đọc sách?

Vương Trí Nhàn - Nhà nghiên cứu

Xác định khái niệm

Đối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung;

- Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó;

- Sự say mê không phải sự bốc đồng lửa rơm chốc lát mà là biểu hiện của một hoạt động tinh thần vững chắc được trí tuệ bảo đảm rồi thăng hoa;

Sau nữa, “sách” nói ở đây không phải là một vài tác phẩm văn chương mùi mẫn gây cười hoặc ít ra cũng du dương êm ái dễ đọc dễ bỏ mà bao gồm - nếu không chủ yếu là - cả các công trình nghiên cứu, các loại chuyên khảo, được viết đạt đến những chuẩn mực của tư duy.

Xét như thế thì chắc chẳng ai phải còn một chút phân vân gì nữa mà có thể thẳng thắn nói không, khi đối diện với câu hỏi “Người Việt có mê  đọc sách?”

Nhưng còn vì sao có hiện tượng đó? Xin tạm nêu ra mấy lý do:   

- Ở ta không có văn hóa làm sách; các hoạt động xuất bản trước kia gần như chưa có.

- Con người nặng về tình mà nhẹ về lý, thường thích sống trong đám đông hơn là đơn độc với chính mình – tức là thiếu những phẩm chất mà việc đọc sách đòi hỏi.

- Xã hội không coi trọng kiến thức, người trí thức không được đánh giá đúng mức. Khi bản thân người làm nghề trí thức cũng đang còn lười đọc sách, thì đông đảo người dân có xa lạ với sách cũng là dễ hiểu.

Lấy đâu ra sách mà ham?  
    
Có một khái niệm chưa thông dụng lắm, nhưng có lẽ trước sau chúng ta phải dùng tới là văn hóa sách của một dân tộc.

Ở  nhiều  nước, người ta biên soạn cả những bộ Bách khoa toàn thư về sách để ghi nhận mảng văn hóa sách này. Tức là họ thường xuyên tổng kết về công nghệ làm sách ở dân tộc mình: sách bắt đầu có từ thời nào, quan niệm về sách thay đổi ra sao, các dạng tồn tại của sách phong phú tới đâu vv…

Giả sử lúc này đây ở ta có ai muốn làm một cuốn sách như thế cũng không biết xoay xỏa thế nào. Tài liệu nghèo nàn, ngay tài liệu lưu trữ tối thiểu cũng không có. Và cái chính là số lượng sách in ra quá thấp, quan niệm về sách của chúng ta thì đơn sơ cổ lỗ.

Để làm ra sách cho cả xã hội, các nước cũng đã hình thành nên hoạt động xuất bản và thị trường sách. Ở ta, các ngành này - theo đúng nghĩa của nó - chỉ có từ thế kỷ XX, do sự du nhập từ nước ngoài. Còn trước đó, tất cả ở dạng sơ khai, sách ra đời theo cách thức tự phát, và việc nhân bản hết sức hạn chế, sách gần như chưa biến thành hàng hóa. 

Một chỉ số nữa, cần tính tới mỗi khi định đánh giá một ngành văn hóa phát triển đến đâu, đó là khả năng của ngành đó trong việc vượt ra biên giới và giao lưu với các hoạt động cùng loại ở nước ngoài. Có lần tôi còn đọc thấy là thời trung đại, giữa Nhật và Trung Hoa có cả một con đường sách, tương tự như con đường tơ lụa nối Trung Hoa với thế giới A rập. Trong khi đó thì đọc lịch sử ta, chỉ thấy nói là những ông quan đi sứ mang về vài quyển sách loại ngẫu nhiên được tặng.

Sách đã in ra lại còn phải được tổ chức để đưa đến với người cần. Các tập Lịch sử văn hóa Trung Quốctôi đọc gần đây thường có một phần nói về thư viện, Đường Tống thế này Minh Thanh thế kia. Bảo rằng ở chỗ này các nhà nghiên cứu làm công việc trở về văn hóa VN sẽ không có việc gì để làm cũng không hẳn đã đúng, song như chỗ tôi đọc được,  trong một bộ sử cổ như Đại Việt sử ký toàn thư, số lần hai chữ thư viện xuất hiện chưa được một chục.

Xa lạ với lý trí và thói quen nghiên cứu 

Chữ viết là một chỉ số của văn hóa. Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn là công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân. Các cuộc thi cử sử dụng chữ Hán, sách vở quan trọng (ví dụ lịch sử) viết bằng chữ Hán. Một cách tổng quát, thứ chữ ngoại nhập này lại là công cụ để người ta nghĩ những điều nghiêm chỉnh. Còn chữ nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảm hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn. Vả chăng chữ nôm chưa hình thành như một hệ thống chặt chẽ hợp lý. Nó khó học do đó không phổ biến.

Tình trạng chữ viết ở Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa:

Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy của con người.

Với một thữ chữ thuận tiện, người ta có thể ghi chép và hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho tri thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại những vận động trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc. Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì  thường theo lối chụp giật,  mà thiếu  thói quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theo đuổi cái gì tới cùng. Trong một cá nhân cũng như trong một tập thể, hành động được đề cao hơn suy nghĩ. Ta sống tùy tiện dễ dãi, “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một văn hóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách.

Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại, cản trở người Việt đọc sách.

Đứng ở góc độ tâm lý học cá nhân mà xét, với sự đọc sách, con người phải trưởng thành như một nhân cách. Khi đọc sách, người ta phải có thói quen đơn độc trong suy nghĩ và làm việc. Sự hình thành loại người này đòi hỏi bệ đỡ của một nền văn hóa chắc chắn.

Tác động của việc kiếm sống

Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới những con mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Đấy là hình ảnh người đọc sách trong tâm thức dân gian từ thời trung đại tới nay.

Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánh giá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưa ham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên người ta vẫn tự hào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người “nghiền”  sách cốt đi thi  kia - là những người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự giới hạn trong kiến thức của người chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với  sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định.

Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫn do miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi có nhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thì người ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay.

Tốn công tốn của để đọc mà thu nhập chả hơn là bao so với người không đọc, thì cha bảo con vợ bảo chồng từ giã sách vở, ngồi xem tivi cho nhẹ thân. Sách không còn là nhân tố tất yếu trên đường mưu sinh, và việc đọc sách thường ngả sang một thứ trò chơi,- lý tưởng làm người có vì vậy mà có vẻ bị hạ thấp thì người ta cũng chẳng lấy làm hối tiếc. 

Một giải pháp lâu dài 

Mục đích của cuộc hội thảo này là thúc đẩy mọi người mọi tầng lớp công chúng hôm nay đọc sách, tôi tin nhiều sáng kiến rất hay đã được nhiều người đề xuất.

Về phần mình, tôi cho rằng cần lùi xa một chút, nhìn rõ một thực trạng kéo dài, nó cũng là tiền đề để có những biện pháp tổng quát hơn có ý nghĩa lâu dài hơn. Vì thế nên có  nghiêng nhiều về việc đọc sách của tầng lớp trí thức.

Chính họ, theo tôi, là đầu tầu để thúc đẩy một xã hội hợp lý mà chúng ta phải xây dựng, ở đó sách là động lực thúc đẩy mọi tiến bộ,  nên sự ham đọc sách không còn bị rẻ rúng.

Hồi nhà đạo diễn Nguyễn Đình Nghi còn sống, ông hay nói với tôi về công chúng của sân khấu. Là con trai và người kế nghiệp Thế Lữ, ông Nghi khá thạo sân khấu trước 1945 và trong kháng chiến chống Pháp. Ông bảo, qua sự sa sút của công chúng thời nay, càng thấy công chúng thời trước rất nghiêm chỉnh. Họ đến với sân khấu thiêng liêng như đến với nhà thờ. Và Nguyễn Đình Nghi cắt nghĩa, sở dĩ trước 1945 người đến với sân khấu nói chung khá  tốt, mặt bằng khá cao, vì hồi đó, có một lớp công chúng chọn lọc là các trí thức xuất thân từ các nhà trường Pháp - Việt. Họ tạo nên những chuẩn mực trong thưởng thức và lôi cuốn công chúng rộng rãi nói chung.

Tình hình đọc sách gần đây cũng có nhiều nét tương tự như bên sân khấu, nên cách giải thích sự sa sút là gần nhau, từ đó cách tổ chức lại công chúng cũng không thể khác. Phải trở lại với cái đúng cái tốt đã có trong quá khứ./. 

Vài ý kiến đóng góp cho Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?”

Đinh Bá Anh 
Dịch giả, Viện Goethe Hà Nội

1.
Người Việt Nam, vốn là một dân tộc vừa thực dụng vừa ham vui, chẳng có lý do gì mà không mê đọc sách nếu việc đọc ấy đem lại lợi ích hay sự vui thích cho họ.

Thư gửi Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?”

Nguyễn Trung
 
Kính thưa Ban tổ chức Hội thảo,

Trước hết xin cho phép tôi chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã có nhã ý mời tôi tham dự hội thảo này, chỉ tiếc là đường xa, tôi không tới được, xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Phải chăng hiện nay người Việt không mê đọc sách?

Lê Nguyên Đại 
GĐ Cty Sách Thời Đại

Từ ngày xưa, người ta coi chuyện đọc sách là một việc thú vị, đọc sách là cuộc khám phá hào hứng, là niềm say sưa bay bổng của trí tưởng tượng: “Thư trung kim ngọc vô vàn”, “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”.

Sách và thời gian sống

Nguyễn Chí Hoan 
Nhà phê bình

Đọc sách vẫn luôn là một việc cá nhân và do đó luôn đa dạng và phức tạp như chính bản thân đời sống xã hội. Dù là một cuốn sách công cụ hay sách giải trí, một cuốn từ điển chuyên ngành hay một cuốn tiểu thuyết, một e.book hay một “câu chuyện truyền thanh”, thì giao tiếp giữa người với sách vẫn luôn là một giao tiếp riêng tư và mật thiết.

Chưa có nhiều sách hay cho độc giả

TS. Ngô Tự Lập 
Nhà nghiên cứu

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta phải trả lời một câu hỏi khác: “Thế nào là mê đọc sách”? Theo tôi, đây là câu hỏi không dễ trả lời được, bởi nó quá cảm tính và phụ thuộc vào quá nhiều nhân tố không thể xác định được. Chẳng hạn, một người rất ít đọc sách vẫn có thể là người mê đọc sách - việc anh hay chị ta ít đọc sách có thể chỉ vì không có sách hay hoặc không có thời gian để đọc.

Cảm nhận về văn hóa đọc

TS. Nguyễn Quang A

Để trả lời câu hỏi “Người Việt có mê đọc sách?”, câu hỏi được mổ xẻ ở hội thảo này tại Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V, chắc cần có những nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng mới có thể có câu trả lời xác đáng. Do chưa biết những nghiên cứu như vậy, tôi chỉ nêu những nhận xét chủ quan, mang tính cá nhân của mình.

Một vài ý kiến về vấn đề đọc sách của sinh viên

Nói đến sinh viên và sách, người ta thường nghĩ đây là hai khái niệm đi đôi với nhau. Sinh viên mà không có sách, thì có lẽ cũng giống như một cây viết chì chưa được gọt, không thể viết dù chỉ một chữ. Vậy mà thời gian gần đây, giới trẻ chúng tôi thường bị mọi người than phiền về việc lười đọc sách và không am hiểu những vấn đề kinh tế, chính trị, lịch sử… trong nước, ngoài nước v.v… Nhận xét này không phải là không có căn cứ khi mà trên những show game của đài truyền hình, sinh viên chúng tôi thường bị “khớp” ở những câu hỏi về văn hóa, lịch sử, địa lý… hoặc đôi khi là những câu hỏi cơ bản về thường thức đời sống… Lượng kiến thức này ngoài việc học ở trường thì đa phần chúng ta có thể tích lũy từ sách.

Sách: Thực trạng và giải pháp

Lý Lan
Nhà văn

Tôi xin bàn thẳng vào hai vấn đề ban tổ chức hội thảo nêu ra:

  1. Thực trạng văn hóa đọc của người Việt?
  2. Những giải pháp để xây dựng và phát triển thói quen đọc sách, văn hóa đọc cho người Việt?

Đến hẹn, bao giờ?...

TS. Bùi Trân Phượng
Đôi điều về hiện trạng

Người Việt có mê đọc sách không?

Nhiều người sẽ dễ dàng đưa ra một câu trả lời khẳng định. Truyền thống Nho giáo gắn liền với hiếu học, quý trọng sách vở thánh hiền. Tờ giấy có chữ trong nhiều thế kỷ được xem là thiêng liêng, giẫm đạp lên nó là xúc phạm…

Một câu hỏi không dễ trả lời

PGS-TS. Trần Hữu Tá 
Nhà nghiên cứu

Tôi định nói đến câu hỏi, đồng thời là chủ đề của cuộc hội thảo được tổ chức tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh năm nay (14-3-2008): NGƯỜI VIỆT CÓ MÊ ĐỌC SÁCH?

Câu hỏi rất nghiêm túc này đáng được thảo luận sâu rộng cũng như đáng được mọi người - từ nhà lãnh đạo đến người dân bình thường - suy nghĩ và trả lời.

Để mọi người mê đọc sách

TS. Quách Thu Nguyệt 
GĐ NXB Trẻ
I.      Người Việt thích nhưng chưa mê đọc sách!

Làm công tác xuất bản, tôi thường được nhiều người nhất là cánh nhà báo, khi phỏng vấn tôi về thực trạng và hoạt động xuất bản, trong nhiều câu hỏi đặt ra bao giờ cũng có những câu đại loại như: “Bà có nghĩ rằng văn hóa đọc đang xuống cấp?” Rằng: “Bà nghĩ sao khi văn hóa đọc đang bị cạnh tranh bởi các phương tiện truyền thông và giải trí khác như truyền hình, internet, games…?”. 

Bằng vào trải nghiệm nghề nghiệp, câu trả lời của tôi thường là KHÔNG!

Thắp lên niềm mê sách ở trẻ nhỏ

Tâm Hiếu
Trưởng Ban Biên Tập Tạp chí Khoa Học và Tổ Quốc
Tản mạn về tủ sách gia đình

Một sự thực không vui vẻ, đó là so với thế giới, người Việt hiện nay không thể đánh giá là người mê đọc sách. Tôi muốn nói đến thực trạng chung, chứ không phải cho những người hôm nay đến đây tham dự Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?”.

Tết đọc sách, tại sao không?

Giản Tư Trung
Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE 

Với mong muốn tạo lại một phần quan trọng của đời sống văn hóa xã hội bị đánh mất trong một thời gian khá dài: văn hóa đọc của người Việt, hội những người yêu sách, mà cụ thể là nhóm sáng lập đã cùng nhau vun đắp cho cổng thông tin SachHay.com mà bạn đang ghé thăm.

Mê đọc sách: Để làm gì và như thế nào?

TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN

1. Sách, đương nhiên là một thứ "báu vật của đời". Thậm chí, phải coi đó là thứ báu vật ở đẳng cấp cao nhất. Đơn giản vì sách chứa đựng thứ ánh sáng riêng của con người và chỉ dành cho con người. Vì nhờ có thứ ánh sáng đó mà con người trở thành động vật văn minh ("động vật xã hội"), trở thành "chúa trùm" của muôn loài. Càng đọc sách, con người càng khẳng định mình là con người theo nghĩa đích thực.

Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc


Lời đầu tiên, xin cảm ơn Ban tổ chức đã cho phép tôi trình bày 1 số ý kiến chủ quan của mình về vấn đề tôi hết sức quan tâm vì sự quan trọng của nó đối với sự trưởng thành, hoàn thiện năng lực, nhân cách cho mỗi cá nhân và phát triển vững bền văn hóa dân tộc. Không làm mất thời gian quý báu của các bạn, tôi xin đi thẳng vào vấn đề này trên 1 số góc nhìn về văn hóa đọc, thực trạng, nhu cầu phát triển và giải pháp đề xuất cụ thể như sau:

Sách - từ con số đến những hình dung tương lai


Là một người làm công tác nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc và giảng dạy văn chương trong trường đại học, qua những trải nghiệm cá nhân, tôi thực sự lấy làm lo ngại trước thực trạng đọc sách ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ…

Việc thanh niên bị các phương tiện thông tin đại chúng và giải trí khác lôi cuốn, việc đa phần sinh viên - kể cả sinh viên thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn - quay lưng lại với sách, việc họ đến thư viện chỉ để tham khảo tư liệu do giảng viên bắt buộc và ngay cả việc một số giảng viên đại học không có thói quen đọc sách là chuyện không quá xa lạ với tôi. Tuy vậy, từ những trải nghiệm có tính cá nhân đó đến một kết luận cho câu hỏi "Người Việt có mê đọc sách hay không?" lại là cả một con đường dài.

Giải pháp nào để người Việt mê đọc sách hơn nữa?


Việt Nam là đất nước có bốn ngàn năm văn hiến, có biết bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Vũ Trọng Phụng… Với truyền thống như vậy, chúng ta có thể ngẩng cao đầu tự hào với các dân tộc khác trên thế giới rằng, không những chúng ta ham đọc sách, yêu thơ ca mà còn đóng góp những kiệt tác văn chương cho kho tri thức nhân loại.   

Thế nhưng gần đây, dần dần chúng ta nhận thấy rằng truyền thống ham học sách đó dường như đang ngày bị mai một và hãy hình dung một ngày nào đó tình yêu sách của người Việt hoàn toàn biến mất. Điều đó nếu xảy ra thì sẽ thật là khủng khiếp và có thể so sánh với việc một dân tộc mà trong đó đầu óc của người dân hoàn toàn khép kín trước kho tri thức của toàn nhân loại. Một dân tộc như vậy sẽ tự mình cô lập với các nước xung quanh, bạn bè quốc tế và không thể phát triển được do không biết kế thừa và phát huy tinh hoa thế giới để phục vụ cho mình. May thay việc này chưa xảy ra nhưng thực trạng về vấn đề này hiện nay cũng rất đáng báo động. 

Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào thực trạng đọc sách của giới trẻ. Một bộ phận lớp trẻ hiện nay do không được cha mẹ xây dựng thói quen đọc sách và tự học qua sách từ nhỏ nên đã coi việc đọc sách chỉ là để học thuộc lòng và trả bài cho thầy cô giáo, sau đó rồi có thể quên ngay không hề đắn đo, suy nghĩ. Hậu quả là hiện nay trong xã hội ta đang bị lạm phát văn nói (viết như nói) và văn mẫu (viết không sáng tạo độc lập mà sao chép nguyên si hay nhái lại của người khác làm của mình), cũng như tình trạng viết sai lỗi chính tả tràn lan khắp nơi… Cá nhân tôi thật may mắn khi có một người Mẹ tuyệt vời, ngay từ khi tôi còn nhỏ, mặc dù lúc đó đất nước vẫn còn rất khó khăn và còn trong tình trạng bao cấp (1980 – 1985), Mẹ đã đọc sách cho Tôi nghe hàng đêm, mặc dù suối cả ngày Mẹ đã phải khản cả giọng với các anh chị học trò ở trường Mẹ dạy, giải thích cặn kẽ cho tôi hiểu rõ từng cuốn, khuyến khích tôi tiết kiệm tiền lì xì Tết để mua sách về đọc khi học xong bài vở ở trường và đặc biệt khi hè đến. Mỗi khi Mẹ tôi thấy có sách hay lại mua về cho tôi và luôn ghi trên trang đầu là “Tặng Con trai yêu quý của Mẹ” để mỗi khi đọc đến, tôi phải quý trọng, nâng niu từng trang vì đó là tất cả tình cảm của Mẹ đối với tôi. Hiện nay mặc dù công việc bận rộn nhưng tôi vẫn bố trí thời gian đưa con gái 6 tuổi của tôi đi nhà sách để chọn sách hay, bổ ích để bố hoặc mẹ đọc cho con nghe, đồng thời làm gương để con noi theo bằng cách chăm chỉ đọc sách, nghiên cứu thêm ở nhà thường xuyên vì rằng đối với trẻ con thì phải kiên nhẫn dạy dỗ bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ là lời nói suông… Có thể nói, giới trẻ lười đọc sách có một phần do sự lơ là của người lớn trong việc khuyến khích, định hướng.  

Qua quá trình trải nghiệm của bản thân Tôi, một người do nhu cầu công việc nên thường xuyên phải tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu sách báo khác nhau bằng tiếng Anh và tiếng Việt - tôi có thêm vài suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến việc đọc sách hiện nay như sau:  

      Đại bộ phận người dân, số tiền mua một cuốn sách, đặc biệt là những cuốn sách có giá trị nhiều khi gần bằng 1/3 lương tối thiểu (khoảng từ trên 100.000 đồng/cuốn đến 200.000 đồng/cuốn), số tiền này nếu so sánh với sách ở các nước phát triển có chế độ bảo vệ bản quyền tác giả nghiêm ngặt là khoảng 1/10 lương tối thiểu, tức là khoảng vào 50 đô la Mỹ/cuốn). Với giá tiền như vậy thì việc mua sách là hầu như không thể đối với đại bộ phận người dân còn đang phải chống chọi với cơn bão giá thực phẩm, lạm phát gia tăng, đời sống đắt đỏ trước mắt, đành phải quên đi các khoản tiền chưa cần thiết ngay lập tức như chi phí cho việc mua sách và đọc sách. Để thay thế, hiện nay một bộ phận lớn Sinh viên, Giảng viên, những người yêu đọc sách tìm đến nguồn tài liệu phong phú ở trên mạng internet. Tuy nhiên những thông tin này được coi là nguồn không chính thống và rất khó có thể đánh giá được chất lượng. Kho tư liệu phong phú trên Internet chủ yếu là bằng Tiếng Anh mà không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận được.

      Hiện nay tình trạng “luộc sách”, “in lậu sách” đang diễn ra khá phổ biến và được báo chí đề cập gần như thường xuyên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá sách và chất lượng sách.

      Bên cạnh đó, do sức ép cơ chế thị trường và mong muốn nhanh chóng đưa các tác phẩm nổi tiếng ra phục vụ độc giả mà nhiều người đã “dịch sách nước ngoài như bị ma đuổi” dẫn tới dịch thoáng, dịch sót, dịch không hết ý, chuyển ngữ không chính xác, không truyền đạt được triệt để tư tưởng của tác giả thông qua tác phẩm gốc, làm giảm đi nhiều giá trị của cuốn sách khi đến tay độc giả Việt và lâu dần sẽ bị mất đi một lượng lớn khách hàng trung thành và đầy tiềm năng. 

Giải pháp cho những vấn đề trên nói chung không khó để nêu ra nhưng khó ở phần thực hiện, đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm, kiên nhẫn của toàn xã hội của 6 nhà: nhà quản lý (nhà nước), nhà doanh nghiệp (nhà xuất bản), “nhà” viết (tác giả), nhà trường (từ Mẫu giáo đến Đại học), nhà tiêu thụ (gia đình), nhà hảo tâm (tổ chức từ thiện, tổ chức hoạt động xã hội). Nhà nước đóng vai trò quản lý xã hội, thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà xuất bản và bảo vệ bản quyền tác giả. Nhà doanh nghiệp phải thực sự coi đọc giả là khách hàng của mình, kiên quyết không đưa ra thị trường những “sản phẩm” kém chất lượng. Tác giả phải có sự say mê và bản lĩnh nghề nghiệp để đưa đến mọi người những tác phẩm để đời. Nhà trường phải khuyến khích sự sáng tạo, chủ động tìm đến kiến thức mới từ những tác phẩm chọn lọc, có giá trị từ kho tri thức của toàn nhân loại hơn là học thuộc lòng sách giáo khoa và trả lại cho thầy cô. Gia đình phải xây dựng truyền thống và văn hóa đọc cho con cháu bằng cách chăm sóc hơn nữa đến đời sống tinh thần của con trẻ qua những hành động cụ thể như đọc sách cho con nghe trước khi ngủ, khuyến khích con tiết kiệm tiền để mua sách, bỏ thời gian để nghe con kể lại những câu chuyện hay, tâm đắc qua đó rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói cho con, động viên con viết nhật ký để phát triển khả năng viết và cuối cùng, đóng vai trò quyết định là làm gương trước mắt con bằng cách thường xuyên đọc sách. Các Tổ chức từ thiện, Tổ chức hoạt động xã hội có thể thu hút sự đóng góp từ nhiều nguồn bằng nhiều cách để xây dựng các Thư viện (Ngôi nhà Tinh thần) cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay. 

Với việc thực thi hệ thống các giải pháp tổng hợp và đồng bộ như vậy, hy vọng Sách với vai trò là Người thầy vĩ đại trong sự nghiệp Học, Học nữa, Học mãi sẽ đưa chúng ta đi đến bến bờ của hạnh phúc, thành công trong cuộc đời với thời gian tối thiểu và chi phí tối ưu trong cuộc sống tất bật hiện tại và nhất là sẽ giúp Việt Nam nâng cao tri thức, ứng dụng các hiểu biết từ sách vở vào thực tiễn, góp phần xây xựng đất nước ngày một giàu mạnh, văn minh hơn./.

Nguyễn Quốc Minh - Giám đốc Công ty CP Quốc tế Minh Quân

Không nên ngủ quên trên kho báu của nhân loại


Trong số nhiều thế giới mà con người được tặng -
không phải từ thiên nhiên, mà từ sự tự tạo của chính
trí tuệ mình - thì sách là thế giới vĩ đại nhất.
       Hermann Hesse

Thật là hữu ích khi chúng ta bàn về sách. Có rất nhiều điều để nói về sách, có thể viết ra thành nhiều tập. Nhưng có lẽ trước hết hãy để một số danh nhân lịch sử phát biểu về sách để chúng ta suy ngẫm:

Ai chỉ đọc báo, hay xa hơn là sách của các tác giả đương thời, đối với tôi giống như một người bị cận thị nặng nhưng lại từ chối đeo kính. Người đó hoàn toàn bị lệ thuộc vào thành kiến và khuynh hướng thời trang, bởi vì người ấy không bao giờ thấy hay nghe bất cứ cái gì khác cả. Những suy nghĩ của một con người chỉ biết mình và không được gợi ý bởi những ý tưởng và kinh nghiệm của người khác, trong trường hợp thuận lợi nhất cũng chỉ là nghèo nàn và buồn tẻ.

Lời mở đầu của Ban tổ chức Hội thảo


(Do Nhà văn Nguyên Ngọc trình bày tại hội thảo)


Kính thưa Quý vị,

Có lẽ có thể nói mà không sợ quá đáng: sách và hành vi đọc là một trong những khám phá đẹp đẽ nhất và quan trọng nhất trong suốt hành trình lịch sử lâu dài của con người. Làm sao có thể hình dung lịch sử loài người, lịch sử văn minh của con người mà không có sách, không có hành vi tuyệt diệu đọc sách của con người. Xưa nay bao nhiêu danh nhân đã nói về ý nghĩa của sách và của việc đọc sách. Trong thư mời gửi đến các bạn tham dự hội thảo này, chị Quách Thu Nguyệt, thay mặt nhóm sáng lập Sachhay.com đã nhắc lại một số lời tiểu biểu đó. Dẫu thời gian hạn chế, tôi cũng không thể không xin phép được nhắc thêm đôi lời của một vài người khác nữa. Đây là lời của Linda Lê, một nhà văn gốc Việt hiện đang sống ở Pháp. Linda Lê viết: “Chalamov nói: Sách là sự bất tử của chúng ta. Chúng rì rào những bao nhiêu điềm báo đến mức cuối cùng chúng ta quyết định phải lắng nghe, chúng thổi ngọn gió tranh biện và làm xáo động niềm yên tĩnh của chúng ta. Kẻ nào chiếm lĩnh được một cơn lốc những từ mang đầy những câu hỏi sẽ được lôi kéo vào một vận động ở đó sự tự tháo lui lại đưa đến một cuộc tái chiếm; anh ta tự rứt ra khỏi chính mình để có thể học được cách tái tạo lại mình tốt hơn, bởi món chiến lợi phẩm có được bằng cách này chỉ có thể là một tài sản nếu nó được dùng để trả giá trong các cuộc du hành vào bên trong những điều kỳ lạ, ở đấy ta đem những niềm tin chắc của mình đổi lấy những chóng mặt và phân vân”. Linda Lê muốn nói rằng sách giúp chúng ta thoát khỏi những chân lý tưởng đã đinh ninh, để ước ao đi tìm những sự thật mới. Sách có thể làm thay đổi suy nghĩ của con người, và từ đó làm thay đổi thế giới. Và đây là mấy câu thơ của một tác giả nữ khác, Marie Darrieussecq: