Dịch sách và tinh thần cầu học: Khởi động quá trình hiện đại hóa Nhật Bản


GS. Trần Văn Thọ
Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

Năm 1853 hạm đội của Đô đốc Perry (Mỹ) đến bến cảng Uraga đòi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa mở của giao thương. Đến năm 1858, Nhật phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ và một số nước Tây phương khác. Mười năm tiếp theo đó là giai đoạn cực kỳ rối ren. Nhật đứng truớc nguy cơ có khả năng trở thành thuộc địa của Âu Mỹ trong tình hình nội chiến bùng phát vì các phiên trấn ở phía Nam tập họp lực lượng để đánh đổ chế độ tướng quân Tokugawa, giành lại thực quyền cho thiên hoàng. Trước nguy cơ ngoại xâm, lãnh đạo Nhật ở cả hai phe đã khôn khéo không để cho cuộc nội chiến kéo dài và tránh được cuộc đổ máu ở quy mô lớn. Chính quyền Minh Trị thiên hoàng ra đời năm 1868, trọng dụng người tài của chế độ cũ và ra sức tiến hành cận đại hóa để theo kịp các nước phương Tây. Một trong những nỗ lực để khởi động công cuộc cận đại hóa là dịch và phổ biến các sách kinh điển phương Tây, các sách giúp xây dựng chế độ pháp quyền, chế độ kinh tế tiên tiến và xây dựng lối sống văn minh. Qua những trang dưới đây ta sẽ thấy một phần nỗ lực phi thường và sự phấn đấu gian khổ của người Nhật trong nỗ lực tiếp nhận văn minh phương Tây qua dịch thuật.

Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục


GS. Huỳnh Như Phương
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM

Chưa bao giờ ở nước ta những ý kiến đóng góp cho ngành giáo dục lại phong phú và sâu sắc như những năm gần đây. Điều đó cho thấy giáo dục đang đứng trước nhiều vấn đề nghiêm trọng, nan giải, làm lo âu các đại biểu dân cử, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo, các bậc phụ huynh và cả sinh viên, học sinh. Nó cũng nói lên rằng nền giáo dục nước nhà không thể tiếp tục duy trì tình trạng hiện nay mà sớm muộn gì cũng phải thay đổi, nếu không muốn để cho khuyết điểm của ngành ngày càng nặng nề thêm.

Điều kiện ban đầu xây dựng văn hóa đọc


Phạm Toàn

Khái niệm

 

Lâu nay, vấn đề văn hóa đọc xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin. Nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhưng hình như ý kiến mang tính tổng kết và cảnh báo của Nguyễn Thị Minh Thái[[1]], Cần làm gì để cứu lấy văn hóa đọc? đã định hình nỗi lo lắng thực sự của xã hội.

 

Xã hội bắt đầu quan tâm tới khái niệm văn hóa đọc, trước hết là ngẫm nghĩ về những hiện tượng đọc không mang tính chất văn hóa đọc, sau đó là suy nghĩ về những thế phẩm vào chỗ thiếu vắng văn hóa đọc.

Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật


TS. Nguyễn Xuân Xanh

Các cộng đồng dân tộc trong cơn lâm nguy không nhất thiết tìm kiếm sự an toàn cho mình bằng sự đổi mới; thông thường họ tái khẳng định truyền thống và càng bám chặt nó một cách cương quyết hơn.
Thomas C. Smith

Trình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó.
Fukuzawa Yukichi

Một vài suy nghĩ về sách và sự nghiệp chấn hưng đất nước


TS. Vũ Minh Khương
Đại học Quốc gia Singapore

Tri thức là một quyền lực có sức mạnh đặc biệt.

Sức mạnh đặc biệt của Quyền lực Tri thức có từ tính khai sáng của nó. Nó ban cho con người lòng dũng cảm và sự sáng suốt trong nhận thức lại sự vật. Bởi vậy, nó làm thức dậy, dung dưỡng, và khai phát tiềm năng to lớn vốn có trong mỗi con người.

Sức mạnh đặc biệt của Quyền lực Tri thức có từ sự cao quí của nó. Với Quyền lực Tri thức, người ta không ngừng lớn lên - cao quí hơn, chứ không bị tha hóa như thường thấy trong thuộc tính của quyền lực vật chất hay chính trị.

Sách giáo dục - “Tướng tiên phong” trong công cuộc chấn hưng giáo dục

Giản Tư Trung
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED

Làm thế nào để chúng ta có một đội ngũ những nhà giáo chất lượng quốc tế? Làm thế nào để chúng ta có đội ngũ những nhà lãnh đạo giáo dục có tầm vóc? Làm thế nào để chúng ta có thể phát triển được những phương pháp giáo dục ưu việt? Và làm thế nào để học sinh của chúng ta có thể tiếp cận được với những gì tốt nhất để khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn?... Những câu hỏi lớn lao này phải được giải quyết bằng một cuộc canh tân giáo dục sâu rộng, và trong công cuộc này không thể bỏ qua vai trò của “tướng tiên phong” mang tên “sách giáo dục”.

Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một số kinh nghiệm cho Việt Nam


GS. Nguyễn Minh Thuyết

1. Cứ liệu

Bài viết này dựa trên kết quả phân tích một số bộ SGK nước ngoài bao gồm 5 bộ SGK Tiếng Pháp ở tiểu học và một số SGK Ngôn ngữ và Văn học ở trung học của CH Pháp; bộ SGK Tiếng Anh từ tiểu học đến hết trung học của bang Tamilnadu, CH Ấn Độ; một số SGK Tiếng Anh ở tiểu học và trung học của Vương quốc Anh và Bắc Ailen; một số SGK Tiếng Nga ở tiểu học và trung học của CHLB Nga; bộ SGK Ngôn ngữ ở tiểu học của Tổ chức Escuela Nueva (Ngôi trường Mới), Colombia và bài viết SGK Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam của Cho Jae Hyun và Bùi Mạnh Hùng[[1]].

Đổi mới sách giáo khoa để chấn hưng giáo dục


TS. Hồ Thiệu Hùng

Sự ra đời của sách đã đánh dấu một bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người bởi nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người trên lĩnh vực truyền bá tri thức, kỷ nguyên một người truyền bá tư tưởng cho nhiều người, hàng trăm ngàn, hàng triệu, hàng tỷ người mà không cần giáp mặt nhau. Từ đó đến nay, biết bao con người cùng rất nhiều dân tộc đã đổi đời dưới ảnh hưởng các tư tưởng vượt không gian, vượt thời gian của những cuốn sách hay mà họ may mắn được đọc. Vì lẽ đó, nói về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì không thể không nói đến đổi mới sách dành cho học sinh, sinh viên - thế hệ sẽ làm chủ đất nước này.

Văn hóa đọc sách và chấn hưng giáo dục ngày nay

PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống

Tóm tắt

Sinh viên chắc chắn phải đọc sách nhiều hơn học sinh trung học. Sinh viên chỉ từ bỏ cách học thuộc giáo trình để đọc hiểu nhiều sách tham khảo khi giảng viên có phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm khuyến khích việc khám phá hơn là thụ động chấp nhận việc nhồi nhét kiến thức.

Tầm quan trọng ngày càng gia tăng của kiến thức, cùng với sự kiện hầu hết các nước đang phát triển bị tụt hậu xa so với các nước phát triển trong khả năng tạo ra kiến thức, tiếp thu, biến cải và sử dụng chúng, sẽ còn làm cho khoảng cách thu nhập giữa các nước phát triển giàu có và các nước đang phát triển nghèo nàn ngày càng gia tăng nếu khoảng cách trí thức tương ứng và sự chênh lệch khả năng tiếp cận kiến thức không được giải quyết thành công bằng biện pháp chấn hưng giáo dục mà đặc biệt là ở bậc đại học.

Sách và các nhà quản lý giáo dục

TS. Nguyễn Thị Từ Huy
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED

Ở đây chúng tôi không bàn tới ý nghĩa và tầm quan trọng không thể phủ nhận của sách đối với sự chấn hưng giáo dục, mà suy nghĩ về việc làm thế nào để sách thực sự có tác dụng trong công cuộc chấn hưng giáo dục của chúng ta hiện nay.

Câu trả lời là: Phải đọc sách. Và phải ứng dụng những điều đọc được trong sách. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở vế thứ nhất.