ThS. Lê Thị Chinh
Nhà Xuất bản Giáo dục
I. Vai trò của thư viện trường học
Là một trong những yếu tố cấu thành chất
lượng giáo dục, thư viện trường học là một bộ phận không thể thiếu được trong việc hình thành môi
trường văn hóa học đường. Nó sẽ là khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về
thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa thư viện trường
học còn là trung tâm thông tin văn hóa của cộng đồng.
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh
hoạt văn hóa,
khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ
sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa
cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng
chính ở thư viện các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học.
Qua các tác phẩm mà các em đã đọc sẽ hình
thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu biết thêm về con
người, về đất nước, về cuộc sống.
Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí
tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, văn hóa, nghệ thuật,
giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn
của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù
của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành
cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.
Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng
có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức
để cho những bài giảng thêm phong phú, sinh
động, giúp các thầy, cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy
tiên tiến.
Các thầy, cô giáo sử dụng những tri thức
từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung những kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày
hết ở trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học.
Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó,
không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động.
Với vị trí quan trọng của thư viện
trường học, trong những năm qua Đảng và Nhà nước và đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm
đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức
Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh thư
viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 01 về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Các thư viện trường học có những nhiệm vụ sau:
1. Cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách
giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ và các loại tài liệu
khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhà trường.
2. Sưu
tầm và giới thiệu rộng rãi trong giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập,
nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Tổ
chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương
trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh giúp họ
chọn sách, đọc sách có hệ thống.
4.
Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các
thư viện công cộng để khai thác sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị
chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ
chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ; huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường
cho vốn tài liệu và hoạt động thư viện.
II. Thực trạng thư viện trường học ở Việt Nam
1. Số lượng và chất
lượng của thư viện trường học
Khu
vực
|
Tổng số
trường |
Số trường
có TV |
Tỉ lệ trường có TV/TS trường (%)
|
Số TV
đạt
TC 01 |
Tỉ lệ TV 01/
tổng số trường (%) |
Miền Bắc
|
14.272
|
12.927
|
90,6
|
6.749
|
47,3
|
Miền Trung
|
3.272
|
2.839
|
86,8
|
1.788
|
54,6
|
Miền Nam
|
9.997
|
8.980
|
89,9
|
5.043
|
50,4
|
Toàn quốc
|
27.541
|
24.746
|
89,9
|
13.580
|
49,3
|
Năm 2009, toàn quốc có 24.541 trường học có thư viện, đạt tỉ
lệ gần 90% tổng số trường học. Một hệ thống thư viện trường học đã được hình
thành trong cả nước. Số lượng TVTH được tăng lên hàng năm (năm 2000 là hơn
14.000; năm 2005 là hơn 18.000 và năm 2009 là hơn 24.500). Tuy nhiên sự phát
triển về TVTH chưa đồng đều ở các địa
phương, có những vùng, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa tình
trạng trắng TVTH vẫn còn phổ biến.
Để đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống TVTH, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành “Tiêu chuẩn thư viện trường học”. Bản tiêu chuẩn này
đề ra những quy định cụ thể về số lượng tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán
bộ, tổ chức và hoạt động thư viện… Hàng năm, các cơ sở giáo dục dựa trên các
tiêu chuẩn này để đánh giá và xếp loại TVTH. Năm 2009, có hơn 13.500 TVTH đạt
chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiếm 49,3% tổng số trường học trong cả nước.
2. Vốn tài liệu và kinh phí đầu tư cho TVTH
Khu
vực
|
Số trường
|
Kinh phí đầu tư cho TVTH
(tỉ đồng)
|
Bình quân 1 trường học
(triệu đồng)
|
Miền Bắc
|
14.272
|
114,6
|
8,03
|
Miền Trung
|
3.272
|
32,2
|
9,85
|
Miền Nam
|
9.997
|
56,0
|
5,6
|
Toàn quốc
|
27.541
|
202,8
|
7,4
|
Hàng năm, các TVTH Việt Nam luôn
bổ sung tài liệu mới làm cơ sở cho việc phục vụ bạn đọc. Việc bổ sung tài liệu
đưa vào TVTH phải theo đúng danh mục tài liệu
được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hàng năm. Trong vốn tài liệu của
mỗi TVTH đều được chia thành 3 bộ phận: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo
viên và sách tham khảo.
Ngân sách dành cho các TVTH năm 2009 là gần 203 tỉ đồng. Bình
quân kinh phí dành cho mỗi TVTH là 7,4 triệu
đồng. Số kinh phí này còn quá ít ỏi so với yêu cầu hoạt động hiện nay
của các TVTH.
3. Đội ngũ cán bộ TVTH
Khu vực
|
Tình hình đội ngũ cán bộ thư viện
|
Bồi dưỡng
năm 2009 |
|||
Tổng số
|
Chuyên trách
|
Kiêm nhiệm
|
Tỉ lệ chuyên trách (%)
|
||
Miền Bắc
|
13.807
|
4.706
|
9.101
|
34
|
4.307
|
Miền Trung
|
3.047
|
1.666
|
1.381
|
54,7
|
727
|
Miền Nam
|
9.724
|
6.738
|
2.986
|
69,3
|
2.801
|
Toàn quốc
|
26.578
|
13.110
|
13.468
|
49,3
|
7.835
|
Tổng số cán bộ làm việc trong các TVTH
của Việt Nam hiện nay là gần 22.000 người. Trong đó, có 4.718 cán bộ
chuyên trách, chiếm 22%; 78% còn lại là cán bộ kiêm nhiệm. Mỗi TVTH
thường chỉ có một cán bộ.
Về chất lượng, trình độ cán bộ còn thấp. Nhiều cán bộ chưa
được đào tạo cơ bản, chỉ có một số ít có trình độ đại học và trung cấp. Hàng
năm, số cán bộ thư viện đều được bồi dưỡng
về nghiệp vụ chuyên môn nhưng do kiêm nhiệm nhiều công việc nên họ chưa thực sự nhiệt tình với công việc. Mặt
khác, chế độ chính sách đối với họ chưa thỏa đáng, nên đa số chưa yên
tâm công tác.
4. Cơ sở vật chất của
TVTH
Hiện nay nhìn chung cơ sở vật chất của nhiều TVTH còn thiếu
thốn, nghèo nàn. Đa số các trường tiểu
học đã sử dụng phòng học để làm thư viện. Nhiều thư viện chỉ có một phòng vừa để làm kho sách, vừa là phòng
đọc cho giáo viên và học sinh. Đa số các TVTH còn hoạt động theo lối thủ
công truyền thống. Việc ứng dụng máy tính còn hạn chế.
5. Hoạt động của TVTH
Đi đôi với sự phát triển của ngành giáo dục, nội dung hoạt
động của các thư viện cũng không ngừng được cải tiến, ngày càng đa dạng, phong
phú hơn.
- Hình thức phục vụ ngày càng mở rộng, ngoài việc cho đọc
tại chỗ, các thư viện
còn cho giáo viên, học sinh mượn tài liệu về nhà. Phòng đọc tài liệu của giáo
viên, học sinh đang dần được phát triển, nhu cầu đọc trong nhà trường ngày càng
được nâng lên.
- Hàng
năm, các TVTH thường tổ chức các cuộc thi “Học sinh kể chuyện theo sách”. Các cuộc thi này được hàng triệu học
sinh tham gia. Cứ 2 - 3 năm, Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Giáo viên thư viện giỏi”. Những cuộc
thi này tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hành động của xã hội,
của ngành giáo dục đối với TVTH.
III. Một số định hướng phát triển Thư viện trường học PHỤC VỤ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1. Về hệ thống TVTH
Củng cố và phát triển mạng lưới TVTH cả về số lượng và chất
lượng, phấn đấu đến năm 2015, tất cả các trường học đều có thư viện, trong đó
70% số thư viện đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. Về số lượng tài liệu
trong TVTH
Các địa phương tích cực huy động mọi
nguồn kinh phí của nhà nước, quỹ học phí, các nguồn tài trợ, đóng
góp của học sinh để mua tài liệu cho thư viện, trong đó ưu tiên đặc biệt
cho các tài liệu nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên và các sách tham khảo, phấn đấu
đạt 5 bản sách trên một học sinh và 20 bản sách trên một giáo viên.
3. Tăng cường nguồn
kinh phí cho TVTH
- Tăng
cường nguồn kinh phí của nhà nước và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho việc
xây dựng TVTH. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác TVTH, phát huy phong trào Toàn dân
chăm lo công tác TVTH, huy động thêm nguồn học phí, sự hỗ trợ của các đoàn thể,
các tổ chức kinh tế…
- Thể
chế hóa chế độ tài chính dành cho phát triển sự nghiệp TVTH.
4. Tăng cường cơ sở vật
chất cho TVTH
- Quan
tâm đến việc đầu tư các điều kiện thiết yếu cho TVTH, đảm bảo các TVTH phải có
đủ diện tích để làm kho tài liệu (30 - 40 m2), phòng đọc cho giáo
viên (30 m2) và cho học sinh (40 m2), và các loại trang
thiết bị khác.
- Thường
xuyên bổ sung tài liệu cho hệ thống TVTH bao gồm sách và cả băng hình, đĩa
hình, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục.
- Từng bước trang bị máy tính và ứng dụng công nghệ thông
tin vào hoạt động TVTH,
dần dần kết nối Internet theo chương trình phát triển công nghệ thông tin của
toàn ngành giáo dục để phục vụ giáo viên và học sinh.
5. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thư viện đủ về
số lượng và đạt yêu cầu
về chất lượng
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TVTH có thời
gian học tập phù hợp với điều kiện của từng
địa phương. Mở rộng đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trung cấp thư viện để đến năm 2015 có 30% cán
bộ, giáo viên thư viện có trình độ đại học, cao đẳng./.
Hà Nội, 03/2012
L.T.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét