Nguyễn Thị Phương Lan
Theo quy định 61/QĐ BGD-ĐT - 1998, Thư viện trường phổ thông bao gồm (Thư
viện trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) là một bộ phận cơ
sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường,
thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về khoa học
- thư viện và xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay
đổi phương pháp dạy và học.
Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính
trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện trường
học là nơi cung cấp thông tin và ý tưởng. Những thông tin và ý tưởng này là nền tảng dẫn đến sự thành công
trong xã hội thông tin và tri thức hiện nay. Thư viện không chỉ đơn thuần là nơi
giúp các em có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho các môn học mà còn giúp hình
thành tình cảm đúng đắn, có những hiểu biết thêm về con người, về đất nước, về
cuộc sống.
Thư viện trường học còn giúp các em tự rèn luyện tính độc lập
trong tư duy, thói quen tự học và phát triển ở học sinh những khả năng sáng
tạo, giúp các em trở thành những công dân có trách nhiệm sau này.
Nếu xem xét, vai trò của thư viện trường học, không nên chỉ nhìn nhận thư viện
trường học là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng giáo dục, góp
phần hoàn thành môi trường văn hóa học đường, là nơi khơi nguồn và thỏa mãn nhu
cầu về thông tin, tri thức của giáo viên và học sinh mà thư viện trường học còn nên được xem
xét như là một cái nôi hình thành nên văn hóa đọc trong học sinh. Nếu một con
người không được tiếp xúc với sách và có nhu cầu, hứng thú và thói quen đọc
sách từ tuổi ấu thơ, thì sẽ rất khó khăn cho việc ham mê đọc sách ở tuổi trưởng
thành.
Hiện nay, trong mạng lưới thư viện ở Việt Nam , số lượng thư viện trường học
chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo con số thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, cả nước có
24.746 trường học (chiếm 89,9 %) có thư viện hoặc tủ sách.
Khu
vực
|
Tổng số trường
|
Số trường có TV
|
Tỉ lệ trường có TV/TS trường (%)
|
Miền Bắc
|
14.272
|
12.927
|
90,6
|
Miền Trung
|
3.272
|
2.839
|
86,8
|
Miền
|
9.997
|
8.980
|
89,9
|
Toàn
quốc
|
27.541
|
24.746
|
89,9
|
Đáng tiếc là mặc dù có một số lượng lớn như vậy, nhưng đa phần các
thư viện trường học hoạt động chưa có hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chính
là do ngân sách Nhà nước dành cho các thư viện trường học còn quá thấp. Tổng
kinh phí dành cho thư viện trường học năm 2009 là gần 203 tỷ đồng. Bình quân
kinh phí dành cho mỗi thư viện: là 7,4 triệu đồng. Số kinh phí này còn quá ít
ỏi so với yêu cầu hoạt động hiện nay của các thư viện trường học. Thêm vào đó
là nhận thức của ban giám hiệu một số trường còn chưa coi trọng công tác thư
viện. Nhiều cán bộ thư viện trường học phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác
nhau khiến cho việc phục vụ trong thư viện bị giảm thiểu, không đáp ứng được
nhu cầu đọc của đông đảo học sinh.
Để các thư viện trường học thực sự trở thành nơi có môi trường văn
hóa đọc phát triển, các thư viện trường học phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của
mình như:
+ Cung cấp cho giáo viên - học sinh
đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu
và các sách báo cần thiết khác góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học tập
và tự bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và học sinh.
Có 3 kho sách cơ bản:
- Sách giáo khoa
- Sách nghiệp vụ
- Sách tham khảo
+ Sưu tầm
và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên - học sinh những sách báo, tài
liệu của Đảng, Nhà nước và
của ngành GD-ĐT, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục, bổ
sung kiến thức của các bộ môn khoa học góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
+ Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên - học sinh tham gia các hoạt
động phù hợp với chương
trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên học sinh, giúp họ
chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, nhằm sử sụng
triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
+ Phối hợp hoạt động của các thư viện trong ngành như: Thư viện, các viện nghiên cứu giáo dục, các
trường đại học, công đoàn,
THCN, các trường
khác trên cùng địa bàn và các thư viện địa phương như thư viện tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường, để chủ động khai thác, sử sụng vốn
sách báo, thiết bị.
Tuy nhiên, để các thư viện trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình, không chỉ là sự nỗ lực đơn thuần của nhà trường, các thư viện và cán bộ
thư viện mà còn đòi hỏi có sự quan tâm chung của Đảng, nhà nước và của xã hội.
Để các thư viện trường học thực sự trở thành nơi cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều
kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người biết suy nghĩ,
quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một các có hiệu quả như
Tuyên ngôn của Hiệp hội thư viện quốc tế/ Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục
của Liên hiệp quốc (IFLA/UNESCO), giúp học sinh hình thành lòng say mê và thói
quen đọc sách, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau:
1.
Nhà nước cần tăng cường ngân sách cho các thư
viện trường học
2.
Ban giám hiệu các trường phổ thông cần có sự
quan tâm lớn đến công tác thư viện trong nhà trường
Đảm bảo cho các thư viện
trường học có được các cán bộ chuyên trách và đảm bảo chế độ và quyền được học
tập nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện trường học