Bùi Văn Nam Sơn
Thành viên thường trực SachHay.com
Thành viên Hội đồng khoa học
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
1. Bức
tranh sáng tối về văn hóa đọc: mặt nào cũng có những con số thuyết phục!
- Thống kê mới nhất (2009) ở Đức cho biết:
- 1/4
thanh thiếu niên và người lớn không bao giờ đọc sách!
- 1/4
tổng dân số thấy việc đọc là rất khó khăn
- 6%
dân số trưởng thành là “những người mù chữ chức năng”, nghĩa là đã biết đọc,
biết viết, nhưng rất vất vả khi phải sử dụng hai kỹ năng này
- Tổng
số sách trong gia đình và số sách được đọc hàng năm trên toàn quốc giảm xuống
- Số
sách được đọc dang dở tăng lên
- Đồng thời:
- Vẫn
có 1/4 dân số thích đọc sách so với 1/4 không đọc sách. Tỷ lệ này hầu như không
thay đổi!
- 1/4
dân số yêu sách, mỗi tuần đọc một hay nhiều lần
- 1/5
đọc hàng ngày
- 1/10
đọc 20 đến 50 quyển sách trong một năm
- Nếu
kể cả nhật báo và tạp chí, 1/3 dân số ham đọc. Các tỷ lệ này không khác nhau
nhiều giữa người Đức bản xứ và người nhập cư
- Doanh
số bán sách tăng trung bình 1% mỗi năm (2001-2009); năm 2009 có 93.124 đầu sách
mới
- Các số liệu này cho thấy một điều đáng lưu ý:
- Số
lượng người ham đọc sách và không đọc sách là bằng nhau, và hầu như không thay
đổi từ trước đến nay
- Gia
tăng số người tốt nghiệp (tú tài, đại học) không
làm gia tăng số lượng người ham đọc sách! Việc
ham thích đọc sách chủ yếu phụ thuộc vào trình độ học vấn của cha mẹ và gia
đình. Ngay cả khi con cái học hành và thành đạt hơn cha mẹ thì thói quen
“di truyền” này cũng không thay đổi! Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của
việc tạo thói quen đọc sách trong gia đình và ở lứa tuổi ấu niên.
- Thống kê trên đây có mấy khuyết điểm:
- Chỉ
tập trung vào thói quen đọc sách trong thời gian nhàn rỗi mà chưa lưu ý đầy đủ
đến hai yếu tố quan trọng:
- Số
lượng sinh viên học sinh và số lượng người hành nghề đông đảo trên mọi lĩnh vực
“buộc” phải đọc sách để phục vụ cho việc học tập, thi cử và thăng tiến nghề
nghiệp.
- Thói
quen đọc bằng Internet:
- 72%
dân số sử dụng Internet
- 90%
sinh viên học sinh sử dụng máy tính
- Tuy
không ít người sử dụng Internet để nghe nhạc, xem phim…, nhưng:
- Có
nhiều cơ hội hơn để đọc
- Âm thanh, hình ảnh (nhạc, phim…) sẽ dẫn tới nhu cầu đọc và thưởng
thức tác phẩm bằng văn bản
- Sử dụng Email, Twitter hay Facebook đòi hỏi phải có kỹ năng đọc
và viết
- Vậy
nhìn chung, việc đọc và viết tăng lên rất nhiều, mặc dù không thể hiện duy nhất
ở các dạng truyền thông truyền thống như sách, báo in. Vì thế, tìm hiểu về văn
hóa đọc không nên chỉ nhìn vào việc đọc sách, báo in. Đọc qua Internet hay sách
điện tử (E-book) có thể tạm thời bị giảm chất lượng và hứng thú so với đọc sách in, nhưng không vì thế mà làm giảm năng lực đọc.
- Hình
thức in ấn không hẳn nâng cao và “cao thượng hóa” nội dung! Nói theo kiểu y
học, bệnh hoạn có thể lây nhiễm ở mọi hình thức. Những điều ngày nay ta phiền
trách Internet (nhảm nhí, khiêu dâm, bạo lực…) cũng chính là điều người ta đã phiền trách sách báo vào thế kỷ 18 và suốt thế
kỷ 19!
Tóm lại, khi nói về sự suy giảm của việc đọc,
cần xác định rõ điều mình muốn nói:
- Suy
giảm chất lượng nội dung vì thiếu sách hay hoặc đơn thuần suy giảm về “kỹ
thuật” phổ biến sách báo?
- Lo lắng cho thị trường sách báo in hay cho sự suy
đồi của văn hóa, giáo dục?
- “Không
nên hắt đứa bé cùng với chậu nước tắm, hay đúng hơn, không nên lẫn lộn giữa
nước tắm với cái bồn tắm!”
2. Văn hóa đọc thể hiện chủ
yếu ở NĂNG LỰC ĐỌC VĂN BẢN, vì thế cần phải huấn luyện từ nhỏ
- Có nhiều cách để con người lưu trữ lịch sử và kiến thức: phim
ảnh, hình ảnh, máy tính, sách báo… Chúng luôn biến động, nhưng điều bất biến
là: năng lực đọc văn bản là cơ sở cho
năng lực truyền thông.
- Văn hóa đọc chủ yếu là thích
đọc và biết đọc, biến việc đọc
thành bộ phận của niềm vui sống hàng ngày. Sự thật giản dị: học đọc bằng cách…
đọc, và đọc bắt đầu với những hình ảnh
trong những truyện kể và truyện tranh tuổi thơ; vì đọc cần có tư duy và năng
lực tưởng tượng; nghĩa là trước hết cần có những
hình ảnh tư duy. Ta không thể học ngôn ngữ mà không có ngôn ngữ nội tâm và
tiến trình tư duy bằng hình ảnh và biểu tượng. Do đó, ham đọc nằm trong tiến trình sở đắc và hoàn thiện ngôn ngữ và tư
duy.
- “Đọc có nghĩa là mở rộng sự hình dung và sự hiểu biết. Nó mang
lại hứng thú, kích thích trí tưởng tượng, thúc đẩy sự đối thoại với chính mình.
Nó tạo điều kiện để đi đến thế giới kinh nghiệm và tình cảm của những người
khác. Vì thế, đọc góp phần phát triển bản ngã và nhân cách của học sinh”.
(Chương trình khung cho giảng dạy cấp tiểu học của nước Đức / Rahmenlehrplan
Deutsche Grundschule, tr. 28).
- Cấp tiểu học cơ sở có
trách nhiệm đặc biệt để gây dựng và phát triển văn hóa đọc, vì thành công
trong nhà trường phụ thuộc chủ yếu vào năng
lực đọc của trẻ em. 80% kiến thức của học sinh từ lớp 5 được truyền đạt
bằng văn bản. Học sinh nào đọc yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng
phát triển trong tương lai. Vì thế, khuyến khích việc học trọn ngày cho học
sinh cấp I để có nhiều thì giờ kết hợp việc đọc trong giờ học và trong giờ
nghỉ.
3. Cần
nhiều sáng kiến để xây dựng văn hóa đọc ở cấp học cơ sở và phổ thông
- Hệ trọng nhất là cha mẹ đọc hoặc kể chuyện
cho trẻ em từ 2-5 tuổi trước khi ngủ.
- Sử dụng và trưng bày nhiều hình ảnh và khuyến khích đọc truyện
tranh ở trường cơ sở và phổ thông.
- Tổ chức đọc truyện thường xuyên trong lớp học với nhiều hình
thức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
- Học sinh tham gia sưu tầm và “triển lãm” văn bản (trang bìa
sách, đoạn văn hay, bài thơ hay, hình ảnh đẹp, vui nhộn, truyện cười…) trong
lớp và trao đổi với các lớp khác. Triển lãm trong sân trường hay ở những chỗ
đông đảo học sinh lui tới.
- Tổ chức nghe các chương trình phát thanh thiếu nhi và các hình
thức nghe nhìn khác trong lớp.
- Mời các tác giả nổi tiếng đến đọc tác phẩm, giới thiệu, giao lưu
với học sinh.
- Thỉnh thoảng tổ chức một đêm, một cuối tuần cắm trại đọc sách do
nhà trường tổ chức.
- Mỗi lớp, mỗi trường “phát hiện” một tác giả mới (có thể là một học sinh có sáng tác đặc sắc).
- Cả lớp, cả trường dành một ngày hay một tuần trong giờ nghỉ cùng
đọc một tác phẩm, một tác giả, sau khi học sinh bỏ phiếu lựa chọn trong số
những bài đọc thử do chính học sinh giới thiệu.
- “Hội chợ sách” trong trường: trưng bày, trao đổi sách cũ, mang
đến một quyển sách, có quyền chọn và mang về một quyển khác.
- Các hoạt động sôi nổi trong “Ngày
thế giới đọc sách” (23.4):
- Học
sinh triển lãm sách đã đọc trong năm, với lời giới thiệu
- Thầy
cô hoặc các nhân vật văn hóa nổi tiếng đến trường giới thiệu và đọc một số đoạn
từ sách mình yêu thích khi còn nhỏ
- Sửa
sang, trang hoàng, bổ sung thư viện, góc đọc sách… trong trường
- Triển
lãm và “hội chợ sách”
- Học
sinh hóa trang thành nhân vật mình yêu thích
- “Trò
chơi lớn”: đi tìm kho tàng sách hay được dấu kỹ, sau đó cùng đọc và phát thưởng…
- Xây dựng và không ngừng phát triển Thư viện của trường và Tủ
sách của lớp.
- Giảm bớt giờ lên lớp để dành thì giờ cho vui chơi, đọc sách,
nghe đọc sách, vẽ tranh, làm đồ thủ công, du ngoạn, tổ chức các sinh hoạt tập
thể nói trên…
4. Vài nhận xét:
Từ một số kinh nghiệm ở nước Đức như trên, ta thấy:
- Văn hóa đọc cần bắt đầu một cách bền bỉ ở cấp học cơ sở và phổ
thông. Để tập thói quen thích đọc,
cần bớt những gì phải đọc!
- Tập thói quen thu thập tư liệu, đọc hết một quyển sách ở cấp tiểu học là tiền đề để có “dũng khí” và sự
kiên trì đọc sách chuyên đề và sách kinh điển ở cấp đại học và có thói quen
nghiên cứu khoa học.
- Nên sớm triển khai các sáng kiến để thành lập các tủ sách gia đình với nhiều quy mô
khác nhau, giá rẻ, trang trí đẹp, “khuyến mãi” thuận tiện…
- Thúc đẩy văn hóa đọc bằng những sáng kiến và
biện pháp cụ thể, khả thi phù hợp với từng lứa tuổi, với các thành phần và điều
kiện sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Bên cạnh sách báo in, cần phổ cập rộng rãi
hơn nữa Internet, sách điện tử (E.book), các phương tiện nghe nhìn (CD đọc
truyện, đọc sách hay, giảng bài có hoặc không có minh họa…)./.