Văn hóa đọc - Nhu cầu của cuộc sống


Lê Văn Duy
Phó Giám đốc Cơ quan Đại diện Văn phòng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng

Trong cuộc sống hằng ngày của xã hội hiện nay, đối với rất nhiều người, nhiều giai tầng trong xã hội, đọc đã trở thành một nhu cầu tinh thần thiết yếu và bình thường như ăn cơm, uống nước, ngủ, nghỉ ngơi… để duy trì sự tồn tại của bản thân.

Dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng


Vụ Thư viện
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Mở đầu

Nghị quyết TW 5 Khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Với tư cách là một bộ phận của văn hóa, văn hóa đọc là một động lực để hình thành nên con người, những người công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội văn minh, hiện đại với sự hình thành của nền kinh tế tri thức.

Thư viện trường học và việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường


Nguyễn Thị Phương Lan

Theo quy định 61/QĐ BGD-ĐT - 1998, Thư viện trường phổ thông bao gồm (Thư viện trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học - thư viện và xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học.

Hệ thống thư viện Quân đội và việc phát triển Văn hóa đọc trong toàn quốc


Lê Thị Thúy Hiền

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Để các chiến sĩ có thể cầm chắc tay súng, có trí tuệ, có niềm tin bảo vệ vững chắc độc lập của Tổ Quốc, Đảng ta, quân đội ta luôn quan tâm đến công tác thư viện và hoạt động sách báo và coi thư viện là một thiết chế văn hóa, một bộ phận hợp thành của công tác tư tưởng văn hóa nhằm thực hiện công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội.

Thư viện ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với việc phục vụ người đọc



Trần Thị Tuyết Nga

Trong các yếu tố cấu thành nên một trường đại học, thư viện là một bộ phận quan trọng. Đó là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho việc dạy và học đạt hiệu quả, góp phần thực sự đổi mới giáo dục đại học. Thông qua việc phục vụ các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh, thư viện tham góp vào toàn bộ quá trình đào tạo và nghiên cứu của trường đại học.

Một vài suy nghĩ về văn hóa đọc Và phát triển hoạt động đọc trong đối tượng thiếu nhi


Kim Thanh
Thư viện Tiền Giang

Có ý kiến cho rằng văn hóa đọc hiện nay đang bị lấn lướt bởi văn hóa nghe nhìn, nhưng xét cho cùng, văn hóa đọc vẫn đang tồn tại và phát triến. Chỉ có điều văn hóa đọc đã thay đổi hình thức đọc từ trên giấy in sang đọc trên mạng máy tính và nội dung đọc cũng đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này cần được nhận định khách quan để có cách giải quyết thỏa đáng.

“Tìm kiếm, đánh giá và phát huy tài liệu quý hiếm trong hệ thống Thư viện và tủ sách gia đình”


Dương Thị Hoàng Thư
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Đọc sách và yêu quý sách là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, được lưu truyền qua nhiều thế. Việc phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội.

Văn hóa Đọc vấn đề & giải Pháp “30 phút Đọc/ngày & Tư duy để biến Thông tin thành Kiến thức! Thật dễ dàng!”


Lý Trường Chiến
Nhà báo
Giám đốc phía nam Báo điện tử Dantri.com.vn

Tôi xin đi vào vấn đề này trên góc nhìn của cá nhân, với một số kinh nghiệm và cái nhìn thực tế qua nhiều môi trường học tập, đào tạo, huấn luyện, làm việc khác nhau trong và ngoài nước, lời chia sẻ của tôi - một trong những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển và hoàn thiện con người, luôn canh cánh hoài bão phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đã, đang và tiếp tục kiên trì tự học, học, hành và liên tục hoàn thiện để thực hiện ước mơ nâng cao năng lực của chính mình, qua đó tác động đến từng người quanh mình, đóng góp vào sự phát triển từng cá nhân và xã hội.

Con đường nào cho văn hóa đọc Việt Nam?


Nguyễn Lệ Chi
Dịch giả
Giám đốc Công ty sách Chibooks

Là một đơn vị xuất bản sách còn non trẻ, hình thành mới từ tháng 12/2008 đến nay với gần 30 đầu sách, phần lớn là sách văn học nước ngoài, Chibooks luôn mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ bé nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa đọc nước nhà. Nhưng thực tế văn hóa đọc nước ta đang ở tình trạng nào và làm sao để nâng cấp được nó vẫn là một câu hỏi nhức nhối không chỉ của riêng Chibooks và giới xuất bản.

Làm gì để phát triển văn hóa đọc?


TS. Quách Thu Nguyệt

Lại thêm một cuộc Hội thảo nữa về việc phát triển văn hóa đọc. Mừng, vui, băn khoăn lẫn lộn. Mừng vì những năm gần đây, văn hóa đọc được cộng đồng xã hội chăm lo nên đã có nhiều hoạt động cổ vũ, tôn vinh, vận động cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Bắt đầu từ sách giáo khoa


Ngô Thị Kim Cúc
Nhà văn

* Đọc sách và yêu thích sách, suy từ bản thân tôi thuở bé, là một chuyện hết sức tự nhiên. Bởi vì, thế hệ tôi đã may mắn được học từ nhà trường những áng văn giản dị mà gần gũi, dễ dàng làm nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người và giữa con người với văn chương.

Thú đọc sách cũng cần được nuôi dưỡng


Phạm Văn Thiều
Hội Vật lý Việt Nam
Tủ sách Khoa học & Khám phá

Trước hết, xin bắt đầu từ kinh nghiệm bản thân. Hồi nhỏ, học tiểu học, ở vùng quê nghèo, vào những năm cuối 1950 đầu những năm 1960, không được đọc quyển sách nào ngoài sách giáo khoa, vì gia đình chẳng có ai đọc sách mà xung quanh thì cũng vậy.

Xây dựng văn hóa đọc từ tuổi thơ: Một số kinh nghiệm từ nước Đức


Bùi Văn Nam Sơn
Thành viên thường trực SachHay.com
Thành viên Hội đồng khoa học
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

1. Bức tranh sáng tối về văn hóa đọc: mặt nào cũng có những con số thuyết phục!

- Thống kê mới nhất (2009) ở Đức cho biết:

-     1/4 thanh thiếu niên và người lớn không bao giờ đọc sách!
-     1/4 tổng dân số thấy việc đọc là rất khó khăn

Tóm tắt phát biểu


Nguyễn Khắc Thuần
Trưởng khoa Việt Nam học - ĐH Bình Dương

1. Văn hóa đọc quả đúng là… văn hóa. Sở dĩ nói như vậy vì bản thân tôi thấy hai chữ văn hóa đã và đang bị lạm dụng, bị tùy tiện gắn cho đủ thứ, kể cả những thứ rất xa lạ với bản chất của văn hóa và thậm chí là phản văn hóa (anti-culture).

Khôi phục một văn hóa đọc lành mạnh


Nguyên Ngọc

Trong những năm qua, dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng ta đã cố gắng góp phần cải tiến tình hình đọc sách trong xã hội. Tình hình đã có khá hơn, nhưng tôi nghĩ cần phải nói thẳng rằng cũng chưa thay đổi được nhiều.

Tri thức nền tảng - Nhìn từ một vùng ngoại vi


Inrasara
Nhà thơ, Nhà nghiên cứu văn hóa

1. Trong các chuyến đi xuyên Việt, bằng tàu lửa hay máy bay hoặc xe du lịch chất lượng cao, chú ý - dễ nhận thấy rằng, ngoài số người ngủ gật hay làm chuyện lặt vặt hoặc tán gẫu, có hai bộ phận đọc khác nhau: Đọc sách và đọc báo. Chú ý nữa, hầu hết người cầm trong tay cuốn sách dày là khách Tây, ngược lại, dân Việt Nam.

Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách


Vũ Dương Thúy Ngà

Hồ Chủ tịch - một danh nhân văn hóa, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận cách mạng lỗi lạc của nhân dân Việt Nam. Trong vô vàn các yếu tố tạo nên phong cách diện mạo Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến một giác độ: một con người ham đọc sách và luôn quan tâm đến việc đọc của nhân dân.

Báo cáo đề dẫn Văn hóa đọc với sự phát triển con người và xã hội

Vụ Thư viện
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trong phần mở đầu Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng (năm 1994) có nhấn mạnh: Tự do, phồn vinh và phát triển xã hội và cá nhân là những giá trị cơ bản của con người. Nhưng những giá trị đó chỉ đạt được với điều kiện là các công dân được thông tin tốt mới có khả năng sử dụng các quyền dân chủ của mình và đóng vai trò tích cực trong xã hội.

Một ngày tôn vinh để gìn giữ và phát triển văn hóa đọc

Võ Hoàng Anh
Sinh viên chuyên ngành Sinh học Động Vật - khoa Sinh Học
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia T.P Hồ Chí Minh

Học bằng cách đọc là một điều thú vị nhất. Nếu việc đọc làm cho tâm hồn chúng ta tràn đầy, thì việc không đọc sẽ khiến ta trống rỗng khủng khiếp. 

Sách in trường tồn cùng văn hóa đọc

PGS-TS. Phạm Văn Tình 
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

1. “Dù ngày nào tôi cũng vào mạng Internet, nhưng tôi vẫn chỉ thích đọc sách in bằng giấy hơn...”. Với chiếc máy tính xách tay bên mình, nhà văn Nam Phi J. M. Coetzee có lần đã nói như vậy với đám đông sinh viên Trường đại học San Jose (bang Illinois, Mỹ). 

Đọc sách là biểu tượng của văn hóa và văn minh

Hà Tùng Sơn 
Nhà báo, Đài Phát thanh & Truyền hình Bình Định

Từ xa xưa, khi kĩ nghệ làm giấy chưa ra đời, loài người đã biết dùng tre làm thẻ để viết sách, mặc dù sách viết trên thẻ tre vô cùng phiền toái và phức tạp. Điều đó nói lên vai trò không thể thiếu của sách và đọc sách trong lịch sử tiến hoá của xã hội loài người. Trong một xã hội phát triển, không thể thiếu sự đồng hành của sách và đọc sách. Nói cách khác, đọc sách là biểu tượng của văn hoá và văn minh.

Một ngày Sách Việt Nam

Lê Nguyên Đại
GĐ Công ty Sách Thời Đại, UV Thường vụ Hội Xuất bản VN

1. Đặt vấn đề

Người xưa đã cho rằng: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” - đem so sánh thì mọi thứ đều là thấp kém, chỉ có mỗi việc đọc sách mới là cao. Nhận định đó không có ý nghĩa gì liên quan đến chuyện phân biệt giai cấp, chỉ đơn thuần là ca ngợi những ích lợi và tác dụng to lớn của việc đọc sách mà thôi.

Trở lại Miền cổ tích

Tâm Hiếu 
Ban Biên Tập, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc

Đã nhiều bài báo, công trình nghiên cứu của thế giới nói về âm nhạc phát huy trí tuệ cho trẻ em từ trong bụng mẹ cũng như những năm tháng đầu đời. Điều đó chắc đúng. Với người Việt, âm nhạc bác học còn khá xa lạ. Nhiều bậc bố mẹ cũng chưa thưởng thức được, nên định hướng âm nhạc cho trẻ nhỏ là việc khó. Nhưng những lời ru, những điều tâm tình truyền từ đời bà sang đời mẹ đến đời con mang tâm hồn Việt với ý nghĩa giáo dục to lớn là điều không ai phủ nhận. Lời ru của bà, của mẹ theo bé trong nôi, khi bế bồng. Rồi bé lớn lên, khi đã hiểu ngôn từ, truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn bé.

Đọc sách

Nguyễn Xuân Xanh 
Nhà nghiên cứu

Đọc sách là một hoạt động văn hóa sống còn cho một dân tộc, không phải chỉ để giải trí, mà quan trọng hơn hết: để sinh tồn và để mưu cầu một hạnh phúc về tinh thần. Văn hóa đọc có thể giúp cho từng con người có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Nhưng trước nhất nó đem lại cho dân tộc sức mạnh trí tuệ trong công cuộc xây dựng đất nước.

Tết đọc sách của người Việt?

Trịnh Lữ
 
Trước hết, tôi xin cảm ơn tất cả các anh chị em đã góp sức làm cho SachHay.com trở thành một cộng đồng đọc sách tốt đẹp sâu rộng như hiện nay, và xin có lời nhiệt liệt hưởng ứng ý tưởng của cuộc vận động này – một sáng kiến rất đẹp.

Xin hãy bắt đầu từ nhà trường

PGS-TS. Trần Hữu Tá 
Nhà nghiên cứu

1. Một cái nhìn chung:

Trong vòng non 8 tháng gần đây, về mặt văn hóa chúng ta liên tiếp đón nhận 2 tin vui: tháng 7/2009, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp quốc đã công nhận hệ thống mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới. Cách đây 10 ngày (9/3/2010), hệ thống bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam, được đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới của tổ chức văn hóa rất có uy tín này.

Tết sách không thể thiếu của văn hóa đọc

Nguyễn Mạnh Hùng 
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books

Là người đam mê sách từ nhỏ và thậm chí ít nhất đã để cháy nhà 2 lần chỉ vì mãi đọc sách, sau này lại có may mắn được học đại học và sau đó là nghiên cứu sinh tại Liên Xô tôi có cơ hội thỏa mãn khát khao của mình - mua và đọc rất nhiều sách.

Thư viện là trái tim của nhà trường

Huỳnh Công Minh 
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Đọc sách là một nhu cầu bức thiết của đời sống con người, nhất là trong thời đại ngày nay.

Sách cho ta tri thức và góp phần nâng cao giá trị nhân cách, nâng cao văn hóa dân tộc.

Đọc sách: Lợi ích - Vấn đề & Giải pháp

Lý Trường Chiến 
Giám đốc phía Nam www.dantri.com.vn và báo Khuyến học & Dân trí

Đọc sách: Lợi ích - Vấn đề & Giải Pháp
30 phút đọc / ngày - Tại sao không?

Lời đầu tiên, nhân danh cá nhân và đại diện các đơn vị đã và đang tham gia là thành viên, tôi xin cảm ơn Ban tổ chức đã cho phép tôi trình bày 1 số ý kiến chủ quan của mình về vấn đề tôi hết sức quan tâm và kiên trì hành động để nâng cao hiệu quả “Đọc sách” vì tính quan trọng của nó đối với sự liên tục trưởng thành, hoàn thiện năng lực, nhân cách cho mỗi cá nhân và phát triển vững bền của cộng đồng.

Sách là tri thức, tri thức là sách


Nguyễn Thiện Đạo 
Giáo sư

Những chiến công hiển hách của Alexandre đại đế, những bành trướng vũ lực của Hy Lạp, của La Mã, những vó ngựa tung hoành của Thành Cát Tư Hãn, những xâm lược như hỏa của Nã Phá Luân cùng tất cả các ngai vàng đều lui vào màn đêm, nhưng vĩnh hằng vạn đại là văn hiến, thi ca. Thi ca là biểu tượng nền văn minh của dân tộc.

Hình dung tản mạn về một ngày tết đọc sách


Nguyễn Minh Sơn 
Ban Tu Thư Đại học Hoa Sen

Không phải ai cũng có thể hưởng trọn một cái tết âm lịch bình thường. Vì nhiều lý do khác nhau, sự bất bình đẳng không bao giờ có thể xóa hết.

Nhưng một ngày tết đọc sách, nếu có, thì sẽ không như vậy. Gần như ai cũng có thể tham dự vào sự kiện đó với tất cả niềm vui khi tự mình tạo ra cho mình một cái tết trong cái tết chung của mọi người.

Nghĩ về cuộc vận động "Tết đọc sách"


Quách Thu Nguyệt 
Nguyên GĐ - TBT NXB Trẻ

Còn nhớ cách đây hai năm, tại Hội sách thành phố lần thứ V - 2008, trong cuộc Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?”, SachHay.com đã đưa ra ý tưởng nhằm cổ súy cho văn hóa đọc bằng cuộc vận động “Một ngày toàn dân đọc sách”, hay còn gọi “Tết đọc sách”.

Tướng tiên phong trong hội nhập tri thức


Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập Tổ chức Giáo dục PACE, là nhân vật quen thuộc của truyền thông Việt Nam trong suốt những năm gần đây với nhiều câu chuyện thú vị về giáo dục, về sự học, về doanh trí, về hội nhập... Cuộc trò chuyện với tạp chí Thế Giới Mới kỳ này tập trung vào một chủ đề quan trọng: SÁCH, mà ông không ngần ngại gọi là “tướng tiên phong trong công cuộc hội nhập tri thức” của người Việt.

Mỗi trang sách mở ra một đức tin


Lê Thiếu Nhơn 
Nhà thơ

Ngày 15-3-2010, Hội sách TP. HCM chính thức khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám. Qua sáu lần tổ chức, với số lượng đơn vị tham gia nhiều hơn, với số lượng hoạt động diễn ra phong phú hơn, chất lượng những ngày tôn vinh văn hóa đọc đang dự báo dần dần được nâng lên. Tuy nhiên, thông qua những giao dịch mua bán và những bước chân lướt qua ngắm nghía bao nhiêu bìa sách rực rỡ, một niềm băn khoăn vẫn thường trực chúng ta là, làm sao việc đọc sách trở thành một nhu cầu thực sự của người Việt?

“Thư trung…”


Đỗ Hồng Ngọc 
Bác sĩ

Sách không chỉ để đọc mà còn để nhìn, để ngắm, để ngửi, để sờ, để nghe…

Thời còn in typo, xếp chữ chì, mỗi khi bước vào nhà in nghe mùi mực, mùi chì, riết rồi ghiền. Nhìn những người thợ xếp chữ ở trần trùng trục, hai tay thoăn thoắt bắt chữ, xong vỗ một cái cộp lên giấy, ta có ngay một bản vỗ còn ướt mực, nóng hổi, “vừa thổi vừa đọc”!

Tết đọc sách, tại sao không?

Crimson Mai

Nhìn vào những hoạt động của Hội sách TP. HCM mấy ngày vừa qua, dễ có cảm tưởng chúng ta đang có những ngày sống với sách. Đông đảo người tham gia nhiều loại hình hoạt động phong phú trong khuôn khổ Hội sách, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin, nhiều đầu sách được giới thiệu đến với độc giả... nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, rất có thể những người yêu thích việc đọc sách đã yên tâm rằng sách đang tự khẳng định lại vai trò của mình hay văn hóa đọc đang khởi sắc trở lại.

Sách là người bạn thủy chung, người thầy tin cậy

Nguyễn Kiểm 
Cục trưởng Cục Xuất bản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam


Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê.

Người Pháp đọc sách

Đặng Tiến 
Nhà phê bình

Đọc sách là nhu cầu chung của loài người, dù có chênh lệch tùy theo hoàn cảnh xã hội và trình độ phát triển văn hóa, tùy nơi và tùy thời.

Vui buồn thế giới Sách

GS. Phong Lê

Ngót một thế kỷ rưỡi, kể từ những áng văn Quốc ngữ đầu tiên của Trương Vĩnh Ký ở Nam Bộ; cho đến bây giờ, có thể nói diện mạo và phẩm chất sách đã đạt được một trình độ cao, chưa lúc nào sánh bằng. Hơn một thế kỷ sách Quốc ngữ, nếu tính từ khi có phong trào cổ động học Quốc ngữ của các nhà Nho trong phong trào Duy tân và những ấn phẩm đầu tiên có sự sống rộng rãi trong lòng bạn đọc, nhịp với tốc độ hiện đại hóa trong đời sống văn hóa - tinh thần của dân tộc, thì cũng phải đến bây giờ chúng ta mới thật sự hết nạn đói sách, dưới những dạng khác nhau.